PGS-TS Nguyễn Văn Giang nói: "Tất cả những cán bộ có biểu hiện suy thoái cần phải được thanh lọc. Cán bộ nào đi lên bằng con đường hối lộ, luồn lọt cần phải được đưa ra ánh sáng".

Bàn về những diễn biến gần đây trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, PGS-TS Nguyễn Văn Giang, Phó viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của UB Kiểm tra Trung ương trong việc xử lý những cán bộ thoái hóa, biến chất.

{keywords}
PGS-TS Nguyễn Văn Giang- Phó viện trưởng Viện xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trên cơ sở những kết quả cụ thể đó, ông Giang ủng hộ việc kiện toàn, đổi mới tổ chức của cơ quan kiểm tra, thanh tra để tăng tính độc lập của hai cơ quan này. Theo đó, cơ quan kiểm tra Đảng nên do Đại hội cùng cấp bầu ra và cơ quan thanh tra cũng vậy, nên độc lập kiểu như Kiểm toán Nhà nước.

Cơ quan kiểm tra của Đảng nên do Đại hội cùng cấp bầu ra

“Trong thời gian gần đây, ai cũng nhận thấy, công cuộc chỉnh đốn Đảng có những bước tiến rất đáng phấn khởi. Một loạt cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức đã bị đưa ra ánh sáng. Điều này trả lời câu hỏi của dư luận rằng: một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái đang nằm ở đâu?. Nhân tố mới rất dễ nhận thấy trong việc chỉnh đốn Đảng, đó là quyết tâm chính trị và sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, đặc biệt là của Trung ương Đảng và người đứng đầu của Đảng”, PGS-TS Nguyễn Văn Giang nhận định.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi đã nghe dư luận ở nhiều địa phương rất khen cách làm việc của UB Kiểm tra Trung ương, rất nghiêm túc, cẩn thận, đúng nguyên tắc, không có cơ hội nào cho các nhân tố tiêu cực có thể can thiệp, tác động vào. Do đó, kết quả kiểm tra đưa ra rất chính xác, thuyết phục, chỉ ra một loạt đảng viên sai phạm, nhất là cán bộ có vị trí cao”.

Từ kinh nghiệm thực tế đó, để kiểm soát quyền lực tốt hơn, PGS-TS Nguyễn Văn Giang cho rằng, nên tạo ra sự đột phá trong công tác kiểm tra, thanh tra: “Hiện nay, trong các nghiên cứu, đề xuất của các địa phương, đã xuất hiện một số kiến nghị với Trung ương. Trước mắt phải kiện toàn, đổi mới cách tổ chức của cơ quan kiểm tra, thanh tra để tăng tính độc lập của hai cơ quan này.

Như thế mới có hiệu quả rõ rệt. Ví dụ như công tác kiểm tra của Đảng, hiện nay đã có đề xuất: cơ quan kiểm tra của Đảng nên do Đại hội cùng cấp bầu ra để đảm bảo vị thế của nó, không phụ thuộc vào cấp ủy. Nhân sự của UB Kiểm tra sẽ do Cơ quan kiểm tra cấp trên chuẩn bị chứ không giao cho cấp ủy cùng cấp chuẩn bị. Như thế, UB Kiểm tra sẽ không bị phụ thuộc vào cấp ủy cùng cấp và sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mạnh mẽ hơn, khách quan hơn. Cơ chế hiện nay thì cấp ủy bầu ra UB Kiểm tra và rất khó để “con kiểm tra bố”. PST-TS Nguyễn Văn Giang nhấn mạnh.

Đối với cơ quan thanh tra, Phó viện trưởng Viện Xây dựng Đảng nêu quan điểm: “Theo tôi, cơ quan thanh tra cũng nên thay đổi như thế. Có nhiều đề xuất cho rằng, thanh tra thì không thể là “Thanh tra Chính phủ” mà phải là Thanh tra Nhà nước giống như Kiểm toán Nhà nước. Nếu thanh tra lại trực thuộc Chính phủ và UBND thì rất khó làm việc. Như vậy, Thanh tra Nhà nước có thể chuyển về Quốc hội quản lý trực tiếp, đảm bảo tính khách quan của cơ quan này. Thực tế vừa rồi đã cho thấy, việc xử lý kết quả thanh tra ở một số địa phương không thuyết phục khiến dư luận bất bình”.

Tất nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Văn Giang, việc thay đổi này phải chờ quyết định của Trung ương Đảng, mà cụ thể là Đại hội Đảng sắp tới vì liên quan đến việc sửa đổi điều lệ Đảng. Thực tế, ông Giang cho biết, ngay từ Đại hội 11, đã có một số ý kiến đề nghị UB Kiểm tra do Đại hội bầu ra. Tuy nhiên, ngày đó, Bộ Chính trị cho rằng, nội dung này chưa chín muồi. Còn nay, nhiều ý kiến cho rằng, điều kiện đã chín muồi để làm việc này, thậm chí cũng có thể sáp nhập Cơ quan kiểm tra của Đảng với Cơ quan thanh tra theo kiểu “một nhà hai cửa” giống như ở một số địa phương đã tiến hành thí điểm (cấp huyện). Điều này cũng phù hợp với tinh thần đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Nghị quyết số 18 - NQ/TW, Hội nghị TƯ 6).

Vấn đề này hoàn toàn không mới. PGS-TS Nguyễn Văn Giang dẫn chứng: Thực tế, cả trăm năm trước (1920), Lê-nin đã đề xuất: Ban kiểm tra của Đảng phải do Đại hội bầu ra. Những đảng viên trong đó phải là những người có tính độc lập cao, phẩm chất tốt và không một quyền uy nào có thể cản trở hoạt động của cơ quan này. Trước khi qua đời, Lê-nin đã đưa ra đề nghị phải sáp nhập Cơ quan kiểm tra của Đảng với Bộ dân ủy Thanh tra công nông để nó hoạt động hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn.

Chống tham nhũng, người đứng đầu phải “sạch”

Chúng ta có nhiều chỉ thị, nghị quyết về chỉnh đốn Đảng nhưng tại sao tình trạng thoái hóa vẫn không có dấu hiệu dừng lại? Trả lời băn khoăn này, Phó viện trưởng Viện Xây dựng Đảng Nguyễn Văn Giang cho biết: “Chúng ta có nghị quyết về đổi mới, chỉnh đốn Đảng rất sớm như Nghị quyết TƯ3, khóa 7 năm 1992, hay Nghị quyết TƯ 6 (lần 2) năm 1999 “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay”…

Nhưng phải đến Nghị quyết TƯ 4, khóa 11 và đặc biệt là Nghị quyết TƯ 4 khóa 12 lần này, chúng ta mới thấy những chuyển biến rõ rệt. Vấn đề không phải ở Nghị quyết, Chỉ thị mà cái chính là quyết tâm chính trị cao, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của TƯ Đảng và người đứng đầu Đảng. Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nếu người phát động mà không "sạch" thì không bao giờ thực hiện được vì đây là cuộc đấu tranh trong nội bộ, đấu tranh giữa những người đồng chí, biết về nhau rất rõ. Thành ra, nếu những người chống tham nhũng không trong "sạch" thì lập tức chỉ đạo của họ sẽ bị vô hiệu hóa, không có hiệu quả”, PGS-TS Nguyễn Văn Giang khẳng định.

Ông nói tiếp: “Trong các trường hợp bị xử lý vừa qua, cũng có những đồng chí có quá trình phấn đấu, có phong cách lãnh đạo, có những công trạng nhất định nên việc xử lý hay không xử lý là điều không dễ đối với người đứng đầu của Đảng. Ngày trước, khi Bác Hồ xử lý Đại tá Trần Dụ Châu (nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu), Người đã mất một đêm trắng để đi đến quyết định.

Tôi nghĩ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc xử lý một số cán bộ như vừa qua chắc sẽ phải mất nhiều đêm trăn trở chứ không đơn giản. Nhưng tôi tin rằng, Tổng bí thư đã giữ một tinh thần xử lý theo nguyên tắc của Bác Hồ: Dù có công này, dù có quá trình công tác kia nhưng nay đã giống như một cái cành bị sâu, chúng ta phải chặt cái cành đó để cứu cái cây hay xử một người để cứu muôn người, như Tổng bí thư nói. Việc xử lý đó vừa có tình, có lý, dựa trên nguyên tắc, đúng với đường lối của Đảng. Nếu chúng ta tiếp tục nhân nhượng nữa thì còn nguy hiểm đến sứ mệnh và sinh mệnh của Đảng”.

Những cán bộ nào đi lên bằng con đường hối lộ, luồn lọt cần phải được đưa ra ánh sáng

Nhìn lại kinh nghiệm lịch sử của dân tộc ta, Phó viện trưởng Viện xây dựng Đảng trầm ngâm: “Các triều đại phong kiến đều được dựng lên từ những chiến công hiển hách. Có triều đại kéo dài vài trăm năm, có triều đại chỉ tồn tại hai đời rồi suy tàn…

Trong các nguyên nhân sụp đổ, đều có chung một mẫu số, đó là sự suy thoái của người cầm quyền. Có khi đời bố rất anh hùng nhưng đến đời con thì lại hư hỏng, dẫn đến sụp đổ cả triều đại. Sinh mệnh Đảng hoàn toàn có thể bị đe dọa nếu chúng ta không chống được sự suy thoái. Tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, đặc biệt là suy thoái về tư tưởng chính trị như hiện nay được đánh giá là hết sức lo ngại. Nếu chúng ta không kiên quyết, không nghiêm túc trong việc chỉnh đốn Đảng thì sinh mệnh của Đảng sẽ đứng trước thử thách”.

PGS-TS Nguyễn Văn Giang kết luận: “Với việc xử lý một loạt cán bộ cấp cao vừa qua có gây xôn xao dư luận nhưng theo tôi quan sát, phần lớn là dư luận tích cực. Cá nhân tôi cho rằng: Việc xử lý cán bộ như vậy là hết sức cần thiết và còn phải mạnh hơn nữa.

Nói đơn giản, nếu chỉ so sánh với ĐCS Trung Quốc thì trong một vài năm trở lại đây, ĐCS Trung Quốc đã xử lý 5-6 ủy viên Bộ Chính trị. Chúng ta xử lý 1 ủy viên Bộ Chính trị chưa phải là vấn đề ghê gớm. Thứ hai, trước đây chúng ta cũng từng xử lý một số cán bộ cao cấp như xử bắn giám đốc Công an Đồng Nai do suy thoái (1988), hay một số cán bộ cao cấp trong vụ án Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, vụ Vinashin, Vinalines

Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng ta xử lý dồn dập hơn, động chạm hơn. Tất cả những cán bộ có biểu hiện suy thoái cần phải được thanh lọc. Những cán bộ nào đi lên bằng con đường hối lộ, luồn lọt cần phải được đưa ra ánh sáng. Tới đây, Hội nghị TƯ 7 khóa 12 sẽ bàn về công tác cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược để chúng ta có thể yên tâm khi nghĩ đến một thế hệ lãnh đạo mới”.

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

Con người ta không phải là “thánh”, không thể không nhiễm bụi trần, nhưng bụi trần nhiễm đến mức này thì quả là đáng lo ngại.

Ông Lê Trương Hải Hiếu bị kỷ luật vì quan hệ tình cảm

Ông Lê Trương Hải Hiếu bị kỷ luật vì quan hệ tình cảm

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó bí thư quận ủy, Chủ tịch quận 12, TP.HCM bị khiển trách vì vi phạm trong việc quan hệ tình cảm với 1 phụ nữ.

Đánh bạc xuyên quốc gia: Sau ông Hóa, ông Vĩnh sẽ là ai?

Đánh bạc xuyên quốc gia: Sau ông Hóa, ông Vĩnh sẽ là ai?

Ai cũng có thể trở thành tội phạm nếu bản thân không chịu tu dưỡng. Đó là suy nghĩ của rất nhiều người sau khi ông Phan Văn Vĩnh bị khởi tố.

Con trai cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh đi học nước ngoài sai quy định

Con trai cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh đi học nước ngoài sai quy định

Chỉ tốt nghiệp bằng khá nhưng ông Trần Văn Mẫn vẫn được cử đi học thạc sỹ ở nước ngoài bằng tiền ngân sách.

Đà Nẵng ơi, vì đâu nên nỗi?

Đà Nẵng ơi, vì đâu nên nỗi?

“Lò lửa” do Tổng bí thư nhóm lên đang cháy rần rật, cho thấy dưới bề mặt của một “thành phố đáng sống” hóa ra có những con sóng ngầm.

Ông Nguyễn Xuân Anh vắng sinh hoạt Đảng vì sức khỏe yếu

Ông Nguyễn Xuân Anh vắng sinh hoạt Đảng vì sức khỏe yếu

Cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng có đơn xin vắng sinh hoạt tại Đảng văn phòng Thành ủy Đà Nẵng do sức khỏe yếu.

'Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm'

'Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm'

Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm.

Theo VOV