Theo đó, Thaco kiến nghị Quốc hội trong năm nay sớm ban hành chính sách không tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời cho tiến hành hậu thanh kiểm tra điều kiện để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0%: tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu đạt 40% đối với các xe nguyên chiếc nhập khẩu từ khu vực ASEAN nhằm tránh gian lận thương mại và thất thu thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho tất cả doanh nghiệp.

Thaco đề nghị cần có chính sách khuyến khích đầu tư (về thủ tục, mặt bằng sản xuất, hạ tầng cơ sở, chính sách thuế,...) cụ thể theo đặc thù ngành công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo.

Bên cạnh đó, Tập đoàn đề xuất Quốc hội cần có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo, đặc biệt là nhân sự làm công tác nghiên cứu và phát triển (R&D).

{keywords}
Cần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho CNHT

Với sự quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương, cùng với sự gắn kết và nỗ lực không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp, Tập đoàn Thaco tin rằng, sẽ nâng cao năng lực phát triển ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam nói riêng và các ngành công nghiệp khác nói chung, qua đó góp phần đưa Việt Nam hội nhập bền vững Khu vực ASEAN sau năm 2018.

Trong năm 2019, Thaco là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Quảng Nam. Đây cũng là Tập đoàn có tỷ lệ nội địa hoá cao nhất trong ngành ô tô hiện nay.

Thu Ngân