- Hình ảnh người đàn ông mặc vest bảnh bao thản nhiên đứng tè bậy ngay giữa dải phân cách trên phố Hà Nội đang 'gây bão trên công đồng mạng'. Tuy nhiên, trên các đường phố Thủ đô, hình ảnh này không còn xa lạ.


{keywords}
3 bức ảnh về người đàn ông đi tiểu bậy trên phố gây bức xúc. (Ảnh: Facebook P.X.)

Dù "choáng", "không thể chấp nhận được" nhưng hình ảnh tương tự như thế này vẫn nhan nhản hàng ngày trên phố Thủ đô. Người dân qua đường nhìn thấy cũng chỉ biết vội vàng xấu hổ quay đi hoặc mặc kệ vì đó là chuyện phố phường, không liên quan đến mình.

Hình ảnh tè bậy trên phố phường Hà Nội:

{keywords}

Một thanh niên vẫn "tè bậy" dù có biển cấm tại đường  Nguyễn Trãi - Thanh Xuân (Ảnh: Giáo dục VN)

{keywords}
Cũng mặc vest đẹp nhưng hành động thì thật khó chấp nhận (Ảnh: Giáo dục VN)
{keywords}
Chân cột của công trình đường sắt trên cao cũng là nơi thường xuyên thấy cảnh tượng này. (Ảnh: GDVN)

{keywords}

{keywords}

2 thanh niên cao to đẹp trai, đi xe máy đẹp (FLy) đứng giữa đường Cầu Giấy, Hà Nội thản nhiên đi vệ sinh. Lúc này đường phố vẫn còn người đi lại. (Ảnh: Lương Quốc Doanh, otofun đăng ngày 18/10/2014)

{keywords}

Đầu tháng 1/2015, cư dân mạng cũng từng phẫn nộ khi anh chàng có nickname Nguyen T.T.L. đã "tự tin" đăng lên Facebook tấm ảnh tè bậy trên cầu Nhật Tân. Kèm theo đó là dòng chú thích đầy tự hào "Mình là người khai trương cầu Nhật Tân nhé". (Ảnh: Tin Tức)

{keywords}
Trên con đường gốm sứ của Thủ đô (Ảnh: Afamily)

{keywords}
Ở gốc cây ven đường.

{keywords}
Rất nhiều hình ảnh tè bậy ngay dưới dòng chữ "Cấm đái bậy" được chia sẻ trên mạng với sự phản đối mạnh mẽ.

{keywords}

Nhièu nơi tình trạng này xảy ra quá nhiều khiến người dân phải viết những dòng cảnh báo đầy bức xúc. Theo quy định, tè bậy có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-300.000 đồng.

'Tuyệt chiêu' chống tè bậy trên thế giới

Mỹ, Đức dùng loại sơn siêu chống thấm, có khả năng làm nước tiểu bắn ngược trở lại kẻ tè bậy. Đây loại sơn chống thấm chất lỏng công nghệ cao, do một công ty kiểm soát chất thải và tẩy sạch hóa chất sản xuất. Thứ vũ khí này được mô tả là "siêu kỵ nước", giúp giữ cho các bức tường và bề mặt vỉa hè không bám chất lỏng và thậm chí còn làm bắn tóe nước thải trở lại nguồn phát.

Trong khi đó tại Ấn Độ, loại "xe bồn chống tè bậy" đang được triển khai trên các tuyến phố ở Mumbai.

{keywords}
Ấn Độ dùng vòi rồng phun thẳng vào người tè bậy.

Ý tưởng trên có vẻ như rất sáng giá bởi các chiến dịch để ngăn nạn tè bậy tại Ấn Độ trong nhiều năm qua như: sơn lại tường, đặt biển báo, xây nhà vệ sinh công cộng, phạt tiền và thậm chí là đe dọa tống giam...chưa bao giờ thành công.

Những chiếc xe bồn sẽ đi tuần tra các con phố. Mỗi khi phát hiện có ai đó đang quay mặt vào tường hay gốc cây để "giải quyết nỗi buồn", xe sẽ dừng lại và phun vòi rồng về phía những người vi phạm.

Trong đoạn quảng cáo vui nhộn về dự án xe bồn chống tè bậy, những người đàn ông đi tiểu tiện không đúng nơi quy định đã vô cùng chật vật để vừa đứng vững, vừa kéo khóa quần lên khi bị phun nước vào người ở nơi công cộng. Trong khi đó, những người xung quanh tỏ ra rất thích thú và ôm bụng cười ngặt nghẽo khi chứng kiến cảnh tượng này.

Ở đảo quốc Singapore, nếu không muốn nộp phạt 150 đô la, bạn hãy nhớ giật nước khi đi tiểu ở nhà vệ sinh công cộng.

{keywords}

Ở Singapore, nếu lỡ "tè" ở thang máy thì chắc chắn sẽ rất khốn khổ. Hệ thống cầu thang máy tại đây được trang bị thiết bị phát hiện nước tiểu, nếu dò tìm thấy, nó sẽ báo động và đóng cửa cho tới khi cảnh sát đến.

Thái An (Tổng hợp)