Trong số 11 đoạn tuyến dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông (2017-2020), có 6 dự án chuyển sang đầu tư công đã được khởi công. Dự kiến trong tháng 5 có thêm 2 dự án đầu tư công được khởi công.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GTVT, hiện nay công tác GPMB chưa đạt yêu cầu. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các địa phương phải cơ bản hoàn thành GPMB cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong năm 2020. Tuy nhiên, tới giữa tháng 2/2021, mặt bằng của tất cả 11 đoạn cao tốc Bắc - Nam đều gặp vướng mắc, mới bàn giao 624/652km (đạt 95,6%).

{keywords}
Nhiều địa phương vẫn chưa hoàn thành GPMB theo chỉ đạo của Thủ tướng

Một số địa phương bàn giao chậm dưới mức bình quân chung gồm: Ninh Bình (79,2%), Thanh Hóa (94,9%), Nghệ An (92%), Khánh Hòa (91,5%). 

Nhiều địa phương mới hoàn thành 91/111 khu tái định cư (đạt 82%). Đặc biệt, phần di dời hạ tầng kỹ thuật đang rất chậm, đường điện, nước, viễn thông mới di dời đạt 30 - 38%.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, Bộ đã đặt lịch làm việc với lãnh đạo từng địa phương còn vướng mắc lớn về mặt bằng để tháo gỡ, đảm bảo hoàn thành giải phóng mặt bằng theo yêu cầu.

Về dự án cao tốc Mai Sơn - QL45 đi qua 3 huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình và 8 huyện, thành phố thuộc tỉnh Thanh Hóa với tổng chiều dài 63,37km. Đến nay, công tác bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu thi công chưa đáp ứng yêu cầu, hiện mới bàn giao được 55,64/63,37km.

Đoạn qua tỉnh Ninh Bình mới bàn giao được 8,18/14,41km (còn 6,23km), đoạn qua tỉnh Thanh Hóa bàn giao được 47,46/48,96km (còn 1,5km).

{keywords}
Ngay ngày đầu năm mới Bộ GTVT đã thúc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công, GPMB cao tốc Bắc - Nam

Nguyên nhân do TP Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) chưa xây dựng được đơn giá đền bù đối với các loại đất vườn ao trong khu dân cư; việc xác định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề còn chậm; một số hộ dân chưa được cấp đất tái định cư hoặc chưa xây dựng xong nhà mới ở khu tái định cư...

Ngoài ra, trong các đoạn tuyến đã bàn giao vẫn còn tồn tại một số hộ dân chưa di dời nằm rải rác, với nhiều lý do như chưa nhận đủ tiền bồi thường hoặc còn phát sinh các công trình kiến trúc chưa được thống kê bồi thường, chưa xây xong nhà mới ở các khu tái định cư...

Là tỉnh có tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua dài nhất (các đoạn Mai Sơn - QL45, QL45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu), Thanh Hoá là địa phương còn vướng mắc trong GPMB.

{keywords}
Cao tốc Bắc Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn sẽ hoàn thành trong năm 2021

Phó Giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa Nguyễn Đức Trung cho hay, tới nay địa phương đã giải phóng mặt bằng đạt 97%. Phần vướng mắc chủ yếu do một số hộ dân yêu cầu thêm chế độ, chính sách ngoài khuôn khổ pháp luật, địa phương phải nhiều lần thuyết phục.

Trong buổi kiểm tra hiện trường dự án Mai Sơn - QL45 cùng Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể hôm 22/2 vừa qua, ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định sẽ bàn giao trước ngày 15/3 mặt bằng còn lại để các đơn vị thi công thực hiện dự án.

Khó tìm nguồn vật liệu

Ngoài mặt bằng, một vấn đề hầu hết nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đều gặp phải là thiếu vật liệu san lấp nền (chủ yếu là đất).

Cụ thể, đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn (qua Quảng Trị, Huế) vật liệu đất đắp còn thiếu khoảng 1,6 triệu m3; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết có 17 mỏ đất nhưng sản lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu; đoạn Mai Sơn - QL45, Phan Thiết - Dầu Giây... cũng gặp cảnh tương tự.

Thậm chí, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dù được dự kiến tới tháng 5/2021 mới khởi công, nhưng còn thiếu gần 7 triệu m3 đất và 400 nghìn m3 đá dăm... 

Một số nhà thầu phản ánh, do nhu cầu vật liệu làm cao tốc Bắc - Nam lớn, lại đồng loạt thi công, một số địa phương có hiện tượng chủ mỏ đất, đá lợi dụng tăng giá, gây khó khăn cho nhà thầu.

Lãnh đạo nhiều địa phương đang rà soát lại mỏ đất, đá để thực hiện thủ tục phê duyệt, cấp phép và điều chỉnh mỏ vật liệu, mất nhiều thời gian, có thể ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng dự án.   

Đối với vấn đề vướng mắc về mỏ đất, tại buổi thị sát hiện trường dự án cao tốc Mai Sơn - QL45 hôm 22/2, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu cần rà soát lại hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế. Những sai sót trong quá trình lập dự án hay những vị trí mỏ, trữ lượng, quy mô, giấy phép... nếu tư vấn làm không đúng thì phải kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc, tránh tình trạng làm chậm tiến độ.

Không nên mở rộng cao tốc Pháp Vân lên 8 - 10 làn xe

Không nên mở rộng cao tốc Pháp Vân lên 8 - 10 làn xe

Mở rộng cao tốc Pháp Vân lên 10 làn xe sẽ không phát huy được năng lực đầu tư cũng như năng lực lưu thông phương tiện vào trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Vũ Điệp