Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo kế hoạch phải hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2018, nhưng đến nay vẫn đang “lụt” tiến độ vì giải phóng mặt bằng chậm. Sau 3 lần hứa hẹn, Hà Nội vẫn chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch cho dự án.
Dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 29 km, điểm đầu Km 182+300 tại nút giao Pháp Vân, điểm cuối tại Km 211+256 (Km 211+000 của tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình). Dự án được thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư ban đầu 6.731 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 1.973 tỷ đồng và giai đoạn 2 là 4.757 tỷ đồng.
Tháng 11/2015, giai đoạn 2 của Dự án bắt đầu được triển khai xây dựng để hoàn chỉnh đường cao tốc với quy mô 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 33,5 m, tốc độ thiết kế đạt 100 km/h.
Dự án đi qua 4 quận, huyện của Hà Nội là quận Hoàng Mại, huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên. Dự án được triển khai nhằm tăng năng lực thông qua phương tiện trên tuyến, giảm tải ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Nam thành phố.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào ngày 31/12/2017, thậm chí lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã ra “tối hậu thư” yêu cầu dự án phải hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2018, tuy nhiên vấn đề mặt bằng bàn giao chậm khiến cho dự án bị “vỡ” tiến độ.
Mặt bằng đang chờ giải phóng nên tuyến đường cao tốc bị "cắt khúc" đột ngột |
Hiện nay, dự án đã cơ bản được mở rộng từ 4 làn xe lên 6 làn xe. Nhiều đoạn đã hoàn thành thảm bê tông nhựa 2 lớp, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông êm thuận, hạng mục đường gom hai bên tuyến tại những vị trí đã được bàn giao công địa đang được triển khai.
Tuy nhiên, trên tuyến chính của dự án vẫn tồn tại nhiều khu vực mặt đường chỉ có 4 làn xe, chưa mở rộng lên 6 làn và đang phải rào chắn vì chờ mặt bằng thi công. Dọc dự án vẫn cắm nhiều biển cảnh báo: “Đoạn đường đang chờ giải phóng mặt bằng”, việc này khiến các phương tiện lưu thông qua đây liên tục phải giảm tốc độ.
Ông Vũ Đức Nhận - Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ - cho biết: Tiến độ thi công chậm là do mặt bằng sạch chưa được bàn giao.
“Theo kế hoạch ban đầu, TP Hà Nội cam kết bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án trước 21/9/2016, sau đó, gia hạn đến 31/10/2017 và mới đây là 30/4/2018. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn còn hơn 2,4km mặt bằng trên tuyến chính và 5,3km đường gom chưa được địa phương bàn giao cho các nhà thầu thi công” - ông Nhận nói.
Đại diện đơn vị thực hiện dự án cho hay, các vị trí còn vướng mặt bằng tương đương 12 điểm hẹp trên tuyến, thuộc địa phận 3 huyện: Thanh Trì, Thường Tín và Phú Xuyên.
“Nếu mặt bằng được bàn giao toàn bộ trước 30/6/2018 thì dự án cũng chỉ có thể kết thúc sớm nhất phần xây lắp vào cuối năm 2018. Lí do là các đoạn vướng mặt bằng hầu hết là những vị trí cần phải xử lý nền đất yếu và tường chắn, đường gom nên thời gian thi công kéo dài” - ông Nhận thông tin.
Cũng theo ông Nhận, các vị trí đang vướng mặt bằng cũng chính là những khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào những dịp nghỉ lễ, Tết khi lưu lượng xe tăng đột biến, ảnh hưởng lớn đến quá trình lưu thông của phương tiện.
Được biết, ngày 13/5, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ đi kiểm tra tiến độ và nắm bắt những vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ.
(Theo Dân trí)
Làm đường cao tốc: Trung Quốc 5 triệu USD/km, Việt Nam 12 triệu USD
Bình luận về mức chi phí 10 triệu USD cho một kilomet đường bộ cao tốc Bắc -Nam, GS.TS Võ Đại Lược cho rằng, “mức giá trên là quá cao”.
Cao Bằng muốn vay Trung Quốc 300 triệu USD làm đường cao tốc
Cao Bằng muốn dùng 300 triệu USD vay Trung Quốc làm cao tốc tỷ đô Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng)
1 km đường cao tốc Bắc - Nam có giá hơn 200 tỷ đồng
Với tổng mức đầu tư 314.117 tỷ đồng cho 1.372 km, theo tính toán 1 km đường bộ cao tốc sẽ có giá 228 tỷ đồng.
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái: Thêm nhà đầu tư nội xin làm
Sau khi Quảng Ninh từ chối vay 7.000 tỷ vốn Trung Quốc làm cao tốc Vân Đồn Móng Cái, đã có thêm nhà đầu tư trong nước muốn được đầu tư dự án này.
Bỏ thu phí trạm Đại Xuyên trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Theo Bộ GTVT việc xóa bỏ Trạm thu phí Đại Xuyên là cần thiết do tuyến cao tốc chưa đầy 100 km mà có liên tiếp 2 trạm thu phí, gây cản trở lưu thông.