1. Tên của cây cầu này là gì?

  • Cầu Rồng
    0%
  • Cầu Phú Mỹ
    0%
  • Cầu Long Biên
    0%
  • Cầu Thị Nại
    0%
Chính xác

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, giúp kết nối các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Long Biên (Hà Nội). Cầu được xây từ năm 1898 đến năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé và bắt đầu đi vào sử dụng năm 1903.

Độ dài qua sông của cầu Long Biên là 2.290m, phần cầu dẫn dài 896m gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ lớn. Khi mới hoàn thiện, cầu Long Biên là cây cầu dài thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau cầu Brooklyn, bắc qua sông Đông (New York, Mỹ).

2. Thời kỳ Pháp thuộc, cầu Long Biên có tên gọi là gì?

  • Cầu Pont-Neuf
    0%
  • Cầu Tolbiac
    0%
  • Cầu Paul Doumer
    0%
  • Cầu Pont du Gard
    0%
Chính xác

Ban đầu, cầu Long Biên được đặt tên theo Paul Doumer, một chính trị gia người Pháp. Ông là Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến 1902. Sau đó, ông làm Tổng thống Pháp từ năm 1931 đến 1932.

Đến tháng 7/1945, bác sĩ Trần Văn Lai, người giữ chức Đốc lý Hà Nội bấy giờ đã đổi tên cầu Paul Doumer thành cầu Long Biên. 

3. Ban đầu, cầu Long Biên chỉ được thiết kế riêng cho loại phương tiện nào?

  • Tàu hỏa
    0%
  • Phương tiện thô sơ
    0%
  • Ô tô
    0%
  • A và B
    0%
  • B và C
    0%
Chính xác

Khi mới xây dựng, cầu Long Biên chỉ được thiết kế cho đường sắt, người đi bộ và phương tiện thô sơ như xe xích lô, xe kéo, xe đạp. Do đó, xe cơ giới chỉ có thể qua sông bằng phà.

Cầu mở rộng lần đầu vào giai đoạn 1922 – 1923. Sang năm 1924, cầu Long Biên mở rộng lần 2 và cấm các phương tiện có trọng tải trên 3 tấn. Tốc độ tối đa được khuyến nghị khi di chuyển trên cầu là 15 km/giờ.

Đến năm 1937, các ván sàn gỗ trên cầu được thay bằng bê tông cốt thép.

4. Trận lũ lịch sử diễn ra năm nào từng khiến nước sông Hồng dâng đến mặt cầu Long Biên?

  • 1913
    0%
  • 1968
    0%
  • 1969
    0%
  • 1971
    0%
Chính xác

Năm 1971 xảy ra trận lũ lịch sử tại Đồng bằng sông Hồng. Ngày 20/8/1971, đỉnh lũ ở Hà Nội là 14,13m, vượt qua mức báo động 3 là 2,63m. Mức đỉnh lũ này cũng được duy trì trong suốt 8 ngày.

Nhiều đoạn đê quan trọng trên sông Hồng bị vỡ. Có thời điểm, nước dâng cao đến mặt cầu Long Biên. Lo sợ cầu có thể bị lũ cuốn trôi, ngành giao thông đã phải điều một đoàn tàu hỏa chở đầy đá hộc đến để trấn giữ.

5. Cầu Long Biên từng phải gánh chịu bao nhiêu chiến dịch ném bom của quân đội Mỹ?

  • 1
    0%
  • 2
    0%
  • 3
    0%
  • 4
    0%
Chính xác

Suốt giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cầu Long Biên đã phải gánh chịu 2 chiến dịch ném bom quy mô lớn. Trong Chiến dịch Sấm Rền (1965 – 1968), cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong Chiến dịch Linebaker 2, cầu bị ném bom 4 lần, hỏng 1.500m và 2 hai trụ lớn bị tàn phá.

Để chống trả các cuộc tấn công, bộ đội Việt Nam đã mang pháo cao xạ lắp lên các ụ cao của cầu. Nhiều khẩu đội thậm chí còn cắm chốt tử thủ trên cầu 24/24, ăn uống sinh hoạt có người tiếp tế.