1. Cầu nào dài nhất bắc qua sông Hồng?

  • Thăng Long
  • Long Biên
  • Vĩnh Thịnh
  • Vĩnh Tuy 1
Chính xác

Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 2C, nối thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) với huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Cầu khởi công tháng 12/2011 và chính thức thông xe vào tháng 6/2014, trở thành cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Tổng chiều dài của cầu đạt 5.487m, trong đó phần cầu chính dài 4.480m và đường dẫn dài khoảng 1.000m. Mặt cầu rộng 16,5m, gồm 4 làn xe, đảm bảo tốc độ tối đa cho phiên tiện là 80km/h.

2. Đâu là cây cầu “trẻ nhất” tại Hà Nội bắc qua sông Hồng?

  • Văn Lang
  • Vĩnh Tuy 2
  • Chương Dương
  • Vĩnh Thịnh
Chính xác

Cầu Vĩnh Tuy 2 hay Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khởi công tháng 1/2021 và thông xe vào tháng 8/2023. Cầu nằm sát cạnh cầu Vĩnh Tuy 1 và phụ trách giao thông một chiều theo hướng nội thành đi ngoại thành.

Sau khi thông xe, toàn bộ cầu Vĩnh Tuy (gồm Vĩnh Tuy 1 và 2) sẽ có mặt cắt ngang rộng đến 40m, hỗ trợ 8 làn xe. Riêng cầu Vĩnh Tuy 2 gồm 4 làn, trong đó 3 làn dành cho xe cơ giới với tốc độ tối đa 60km/h, một làn hỗn hợp xe máy và xe thô sơ tốc độ tối đa 40km/h. Hai làn này được tách biệt bằng giải phân cách cứng và biển báo.

3. Đâu là cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng?

  • Cầu Vàm Cống
  • Cầu Rạch Miễu
  • Cầu Nhật Tân
  • Cầu Bạch Đằng
Chính xác

Cầu Nhật Tân được khánh thành vào tháng 1/2015. Đây là câu dây văng dài nhất Việt Nam với 3,9km. Cầu bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ) gồm 6 nhịp dây văng và 5 trụ tháp hình thoi tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội. Trong khi đó, các cầu treo dây văng khác trên thế giới và ở Việt Nam thường chỉ được thiết kế 2 tháp 3 nhịp.

4. Hiện Hà Nội có bao nhiêu cây cầu bắc qua sông Hồng?

  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
Chính xác

Vĩnh Tuy 2 là cây cầu thứ 8 tại Hà Nội bắc qua sông Hồng. Các cây cầu còn lại gồm: Thăng Long, Thanh Trì, Long Biên, Chương Dương, Nhật Tân, Vĩnh Tuy 1, Vĩnh Thịnh.

Theo tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có thêm 9 cầu bắc qua sông Hồng, gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì; cầu Vân Phúc kết nối huyện Phúc Thọ (Hà Nội) với huyện Vân Phúc (Vĩnh Phúc); cầu Hồng Hà; cầu Thượng Cát; cầu Tứ Liên; cầu-hầm Trần Hưng Đạo; cầu Ngọc Hồi sẽ nối huyện Thanh Trì với xã Văn Đức của huyện Gia Lâm, giáp thị trấn Văn Giang (Hưng Yên); Cầu Mễ Sở kết nối huyện Thường Tín với huyện Văn Giang (Hưng Yên) và cầu Phú Xuyên.

5. Cầu Văn Lang nối Hà Nội và tỉnh nào?

  • Phú Thọ
  • Vĩnh Phúc
  • Bắc Ninh
  • Hải Dương
Chính xác

Cầu Văn Lang hay còn gọi là cầu Việt Trì – Ba Vì, nối liền Hà Nội với Phú Thọ. Cầu nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô, kết nối quốc lộ 32 và quốc lộ 32C. Đầu cầu phía Nam thuộc xã Phú Cường, huyện Ba Vì (Hà Nội), còn đầu cầu phía Bắc thuộc phường Thọ Sơn, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cầu khởi công tháng 8/2016 và thông xe tháng 10/2018, chiều dài 1.557m, rộng 12m với 2 làn xe cơ giới và làn hỗn hợp.