Cả gia đình bám vào mảnh đất sườn đồi, trồng bời lời 8 năm mới được thu hoạch một lần. Trong nhà không khi nào dư quá 2 triệu đồng, thậm chí nhiều khi còn phải mua gạo thiếu rồi đến mùa trả tiền sau. Giờ anh chồng mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình rơi vào bế tắc cùng cực.

Kiếm ăn từng bữa 

Đó là hoàn cảnh khó khăn không lối thoát của gia đình anh A Thuận (người dân tộc Dẻ Triêng sinh năm 1980 ở thôn Đăk Đoát, xã Đắc Pe’k, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum). 

Tài sản lớn nhất của đôi vợ chồng trẻ là một căn nhà bằng ván gỗ lợp tôn. Mọi vật dụng trong nhà đều là đồ cũ, hầu như không có giá trị gì. Bao nhiêu năm, họ bám vào mảnh đất sườn đồi canh tác nhặt nhạnh từng đồng để mưu sinh. Cuộc sống thật sự bấp bênh vì những sản phẩm họ làm ra giá trị quá rẻ mạt.  

{keywords}
Không còn tiền chữa bệnh, anh A Thuận định về nhà chờ chết.

Hai vợ chồng cuốc xới sớm hôm trồng sắn và cây bời lời trên mảnh đất sườn đồi. Sắn mỗi năm thu hoạch một lần, bán được 1.800 đồng/kg. Bán hết cả vườn sắn mới được 7 triệu đồng. 

Chỗ nào đất xấu không trồng được sắn, anh chị trồng cây bời lời. Lợi ích kinh tế quá thấp 8 năm mới được thu hoạch vỏ. Một cây cũng chỉ lấy được vài chục cân vỏ, giá vỏn vẹn 4-5 ngàn đồng/kg. Ngoài ra những lúc nhàn rỗi, vợ chồng anh A Thuận lại gửi con cái ở nhà để vào rừng kiếm từng cây nấm, búp măng, cây kim tuyến, bán lấy tiền mua gạo. 

“Hai vợ chồng cơm đùm, cơm nắm đi từ sớm sau 2 tiếng mới vào đến rừng. 4 tiếng đi bộ, vạch từng bụi cỏ, đám cây kiếm nấm và cây kim tuyến. Ngày nào hên về còn bán được vài trăm, có ngày không kiếm được gì, chỉ hái nắm rau rừng về ăn", anh kể.

Bao nhiêu năm đi kiếm nấm nhưng chưa bao giờ anh dám ăn, được cây nào cũng gom bán hết đong gạo. Bữa cơm của cả nhà chỉ có rau là món chính, khi nào có chút tiền mới dám mua cho con ít cá đổi món. Còn thịt đối với nhà anh là thứ xa xỉ, ít khi mua.

Cha bệnh nặng các con nheo nhóc 

Cái đói cái nghèo không biết sẽ còn đeo bám gia đình anh A Thuận và chị Y Hạ đến khi nào. Lúc vợ chồng còn khỏe mạnh, làm lụng quanh năm cuộc sống đã thiếu thốn đủ bề. Giờ đây, anh A Thuận lại mang trong mình một căn bệnh ung thư vòm hầu, cuộc sống gắn liền với bệnh viện. Bao lo toán gánh vác việc nhà dồn lên vai chị vợ đang một nách hai con nhỏ.

{keywords}
Hai đứa con nhỏ từng ngày mong cha về.

Mắc bệnh ung thư vòm hầu từ tháng 9/2017, sau phẫu thuật, anh A Thuận phải điều trị theo phác đồ hóa chất và xạ trị. Dù đau đớn, mệt mỏi nhưng anh vẫn cố tự chăm sóc bản thân ở bệnh viện. Lúc không thể gắng gượng được nữa, anh mới nhờ những bệnh nhân cùng phòng giúp đỡ. 

Chị Y Hạ ở nhà vừa chăm sóc con, vừa làm việc nhà cũng chẳng biết làm cách nào có tiền cho chồng chữa bệnh. Vay mượn khắp nơi mà không đủ, anh đòi về nhà. Thế nhưng về thì chết, lấy ai nuôi các con?

Trong tình thế ngặt nghèo này, hy vọng sẽ có những tấm lòng hảo tâm ra tay giúp đỡ để gia đình anh A Thuận.

Đức Toàn 

Mọi đóng góp có thể gửi về:

1. Gửi trực tiếp: chị Y Hạ thôn Đăk Đoát, xã Đắc Pe’k, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. ĐT: 033 270 4435

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.024 (anh A Thuận)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436