Khảo sát của Tổng cục thống kê mới đây cho thấy phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hay những công cụ quản lý sản xuất thông dụng. Chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 (quản lý chất lượng), 9% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14000 (quản lý môi trường), cũng khoảng hơn 20% doanh nghiệp cho biết có thực hiện 5S tại doanh nghiệp, trong khi các công cụ khác như Lean, 6 sigma, hay TQM, TPM thì số doanh nghiệp áp dụng chỉ khoảng từ 1-2%. Về trình độ công nghệ, khoảng trên 30% doanh nghiệp cho biết hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hoá, và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất. Điều này cho thấy năng lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn khá thấp cả về năng lực quản lý sản xuất và trình độ công nghệ.

{keywords}
30 co khi.jpg

Kết quả khảo sát cũng cho biết phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (88%), thiếu thông tin thị trường và cơ hội tiếp cận khách hàng. Xét theo chuỗi giá trị, tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, chỉ có khoảng 19% doanh nghiệp dệt may da giày và 33% doanh nghiệp điện tử có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận được các ưu đãi, hỗ trợ từ các chương trình của nhà nước vẫn còn khá thấp (17%), cho thấy độ bao phủ của các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước còn hạn chế. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể là do các chương trình, chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mới được triển khai vài năm trở lại đây, hoạt động tuyên truyền về chính sách, chương trình này còn hạn chế khiến nhiều doanh nghiệp chưa biết đến những chương trình, chính sách này.

từ khảo sát đó là mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều thừa nhận không có thế mạnh về khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm, tầm nhìn chiến lược sản xuất, và hệ thống quản lý doanh nghiệp…; các doanh nghiệp cũng xác định khó khăn đối với sự phát triển là tiếp cận khách hàng, thông tin thị trường và nguồn nhân lực…, nhưng khi được hỏi về mong muốn của doanh nghiệp về các giải pháp hỗ trợ, thì phần lớn doanh nghiệp lại có mong muốn được hỗ trợ về thuế, thủ tục hành chính, vốn, mà không phải là những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm yếu mà doanh nghiệp đã xác định trước đó. Đây chính là thách thức không nhỏ trong quá trình thiết kế và triển khai các chính sách phát triển công nghiệp bởi sự khác biệt này.

Thanh Thúy