{keywords}Theo CNN, đó là cuối tháng 5/2020, khi thế giới đang bất lực chứng kiến đại dịch Covid-19 xâm chiếm hết nước này sang nước khác trong cái gọi là “làn sóng lây nhiễm đầu tiên” và sau Trung Quốc, Italia và Anh, các thành phố ở Mỹ, đặc biệt là New York trở thành điểm nóng về virus. Và rồi tới cuối mùa xuân, virus corona lan khắp Nam Mỹ.

Đến ngày 27/5, Chile cùng với Peru đã trở thành nước có tỷ lệ ca nhiễm theo đầu người cao nhất thế giới, OWID – một trang web thống kê độc lập có trụ sở tại Đại học Oxford cho hay. Chile mau chóng chạm mốc 80.000 ca lây nhiễm và hơn 800 người đã thiệt mạng vào thời điểm đó.

Chín tháng đã trôi nhanh và hiện Chile ở trong một tình trạng hoàn toàn khác. Trong khi các quốc gia Mỹ Latinh khác như Nicaragua vẫn chưa nhận được liều vắc-xin nào thì quốc gia trên dãy Andes với khoảng 19 triệu dân này đã nhận được hơn 1 triệu liều vắc-xin vào 9/2. Tới đầu tuần sau, nước này sẽ sở hữu 2 triệu liều và tốc độ tiêm chủng tiếp tục được cải thiện.

Với 12,43 người trên 100 người được tiêm chủng, Chile hiện là quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 theo đầu người cao thứ 5 thế giới, chỉ sau Israel (79,48%), Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (53,43%), Anh (24,3%) và Mỹ (17%).

Tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 ở Chile còn cao hơn cả EU (5,19%), Trung Quốc (2,82%), cao gấp 4 lần Brazil, theo dữ iệu của OWID.

Làm thế nào Chile có thể xoay chuyển tình thế một cách ngoạn mục như vậy?

Thứ nhất, chính phủ Chile đã quyết định từ rất sớm về việc không tiếc công sức mua vắc-xin..bất kỳ một loại vắc-xin nào. Tính tới giờ, chính phủ Chile đã thu xếp để mua được 35,7 triệu liều, đồng nghĩa rằng họ có khả năng tiêm chủng cho hơn 90% dân số.

Theo Bộ trưởng Y tế Chile Enrique Paris, nước này đã mua hoặc đang trong quá trình mua, hay nhận khoảng 10 triệu liều vắc-xin Pfizer/BioNTech và thêm 10 triệu liều từ Sinovac. Chile sau đó cũng đạt thoả thuận với Covax (WHO), Johnson&Jonhson và AstraZeneca để đạt tổng số 35,7 triệu liều.

Cộng tác viên y tế của CNN là Tiến sĩ Elmer Huerta-một chuyên gia về y tế cộng đồng và chính sách y tế Mỹ Latinh nhận xét, chiến lược đa hướng này rất thành công. “Chile không ngại ký hợp đồng với Sinovac, Pfizer hay AstraZeneca. Điểm mấu chốt là ngay từ đầu Chile đã nhận ra rằng họ cần ký nhiều hợp đồng với các nhà sản xuất vắc-xin”.

Sau đó, nhà chức trách Chile đã rất bận rộn, biến mọi không gian công cộng trở thành trung tâm tiêm chủng. Phóng viên của CNN gần đây đã tới tham quan một sân chơi trong khuôn viên đại học Pontifical Cahtolic ở Santiago và thấy rằng nơi đây đã trở thành một phòng khám được tổ chức tốt, hiệu quả, là một trong số những trung tâm tiêm chủng Covid-19 trên cả nước.

Ngoài trường học và các tòa nhà chính phủ, giới chức y tế Chile đã mở các điểm tiêm chủng trên khắp đất nước như trung tâm mua sắm và sân vận động bóng đá.

Ngoài ra, trong khi các quốc gia khác vật lộn trong việc quyết định ai được tiêm vắc-xin trước, tiếp sau các nhân viên y tế thì giới chức Chile đã đưa ra một lịch trình tiêm chủng dựa theo chữ cái. Theo đó, sau nhân viên y tế, người già, giáo viên, dược sĩ, cảnh sát là các đối tượng sẽ được tiêm tiếp theo.

Với dân số chưa tới 19 triệu người thì đây cũng là một lợi thế của Chile. Mục tiêu của Bộ Y tế Chile là tiêm chủng cho 5 triệu người vào cuối tháng 3 và 4/5 người dân trước nửa đầu năm 2021.

Hoài Linh

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.