Theo số liệu của Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), hệ thống đô thị tại Việt Nam đã phát triển mạnh trong 15 năm qua. Năm 1999, cả nước chỉ có 629 đô thị thì đến cuối năm 2014 đã có 774 đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa từ 23,7% năm 1999 tăng lên 34,5% năm 2014. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, dự kiến tỷ lệ đô thị hóa sẽ tăng lên 50% vào năm 2025.

Giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế đất nước nhanh, bền vững. Theo đó, lĩnh vực đô thị được ưu tiên cao trong Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn này. Do vậy, cần thúc đẩy thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện và đặc thù của hệ thống đô thị Việt Nam.

{keywords}
Ảnh minh họa: thành phố Thái Bình

Theo kế hoạch, chiến lược tăng trưởng xanh hướng tới việc thay đổi phương thức phát triển, thông qua đó đóng góp vào cam kết của Việt Nam đối với Liên hợp quốc về giảm phát thải khí nhà kính.

Chiến lược gồm 3 nhiệm vụ là: Phát triển CO2 thấp, năm 2020 giảm tự nguyện cường độ phát thải khí nhà kính từ 8 - 10% so với năm 2010 và giảm 20% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế; Xanh hóa sản xuất nhằm phát triển các ngành công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh; Xanh hóa lối sống và khuyến khích tiêu dùng bền vững.

Hồ Nhụy