- 8 tuổi, Chính được đi học buổi đầu tiên. Hơn các bạn trong lớp 3 tuổi, nhưng Chính thuộc diện nhỏ bé, ốm yếu nhất trong lớp. Trong ngày đầu tiên đi học, Chính tíu tít: Cháu đi học rồi đấy cô ạ, đi học vui lắm vì có các bạn chơi cùng!
TIN BÀI KHÁC
Nguyễn Hữu Chính đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Thụy Phương (Từ Liêm, Hà Nội).
Lên 8 tuổi đã bị gẫy xương hơn 30 lần. Mỗi lần Chính đi viện, gia đình nhọc nhằn lo toan và sợ hãi. Lo toan tiền bạc đã đành lại sợ sau nhiều lần gẫy xương hai chân của Chính sẽ gập vào, cong queo và vĩnh viễn không thể đứng thẳng để đến trường.
Nỗi sợ ấy trở thành hiện thực, 1 năm chân tay gẫy đến mấy lần, bây giờ em chỉ có thể đi bằng cách bò, ước mơ được đến trường đúng tuổi cứ xa vời.
Bố của Chính là anh Nguyễn Hữu Chung tâm sự: Tôi bị bệnh xương thủy tinh hành từ nhỏ, lớn lên với bao tủi hổ. Hàng xóm đồn đoán nhà tôi bị ma làm…
Bị xương thủy tinh bẩm sinh mà anh Chung vẫn mong mỏi “cuộc đời dành cho mình một hạnh phúc”. Năm 30 tuổi, anh kết bạn với một cô gái ở làng bên tên Nguyễn Thị Lan. Hai người lấy nhau và sinh ra bé Chính.
Bé Chính sinh ra từ hi vọng mỏng manh của bố mẹ. Thế nhưng hi vọng ấy lại trở thành tuyệt vọng bởi Chính cũng mang bệnh di truyền của bố. Đau đớn hơn, qua sách vở tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh, anh Chung biết bệnh của con không thể cứu chữa mà phải sống chung cả đời. Anh Chung bàn với vợ, làm lụng để nuôi con nên người.
“Cứ tưởng tượng ra cảnh con quanh quẩn ở nhà như mình đâm ra sợ. Rồi tương lai cháu sẽ ra sao? Cháu hòa nhập thế nào? Sống bằng nghề nghiệp gì? Thương lo con thất học, hai vợ chồng tôi đã kiên trì xin cho con đi học”.
Bây giờ chị Lan đi chợ bán giá đỗ, anh Chung ở nhà chăm và dạy dỗ con học tập. Vất vả nén lại để hạnh phúc mở ra…
Mới đầu, khi đưa Chính đến trường, Ban Giám hiệu trường tiểu học Thụy Phương “từ chối”. Sau này, nhờ anh Chung quyết tâm, nhà trường nhận bé Chính vào học và quan tâm đến em hơn những học sinh khác.
Cô hiệu phó nhà trường nhớ lại: Phụ huynh của cháu khi đưa đến trường có giải thích về bệnh của cháu, lại bảo cháu đã gẫy 37 lần… Nhà trường sợ khi cháu đi học, ở tuổi nghịch ngợm sẽ sinh ra các vấn đề về sức khỏe nên mới đầu không dám nhận. Thế nhưng, nhờ quyết tâm của gia đình, nghĩ về quyền được học tập của các cháu thì nhà trường đã chấp nhận cháu vào học. Chính đi học không phải đóng góp bất cứ một loại tiền nào, lại được nhiều người cho sách vở.
Anh Chung thì kể lại: Tôi mua cho cháu một cái bàn gấp và cho cháu ngồi ở bàn đầu. Sách vở thì là sách cũ do mọi người giúp cho. Nhà trường tạo điều kiện cho cháu rất nhiều.
Chính đi học, mùa này ở Hà Nội vẫn có những cơn mưa bất chợt vào buổi sáng. Sợ con đi học trong điều kiện đường trơn, anh Chung nịnh con: Ở nhà để bố gọi điện xin cô giáo cho nghỉ. Thế nhưng, Chính rất ham học, em bảo bố “con phải đi học, bố cố gắng đưa con đi”.
Hằng ngày vào 7 giờ sáng, anh Chung đưa Chính đến trường trên chiếc xe đạp 3 bánh. Khi đến nơi Chính được cô giáo bế vào đặt ngồi trước chiếc bàn gấp, ngồi lên chiếc ghế con… Những bài viết tập tô trong đầu năm học của Chính, được thực hiện bởi đôi tay cong queo nhưng vẫn rất đẹp.
Cô Nguyễn Thúy Hằng chủ nhiệm lớp cho biết: “Chính tiếp thu nhanh, thường hay được điểm 8, 9 môn tập tô. Đôi khi tôi dành ưu tiên cho Chính hơn những học sinh khác là cầm tay bé dạy tô từng nét, tôi thấy Chính ngoan ngoãn và rất nghe lời”.
Chính đi học, gây sự tò mò cho các bạn lớp khác nhưng ở trong lớp thì các bạn lại rất yêu thương. Bạn Linh lớp trưởng thì hay mang cặp sách cho Chính, các bạn nam thì hay cho Chính chơi cùng.
Chân tay của Chính đều cong queo nên hay bị gọi là “Chính @”. Năm nay Chính được đi học, đó là nhờ cố gắng của bố, bao dung và yêu thương của thầy cô và bè bạn ở Trường Tiểu học Thụy Phương. Thế nhưng khi nói chuyện với chúng tôi, bố của Chính vẫn băn khoăn: Cháu đã được nhà trường tạo điều kiện rất nhiều. Tuy nhiên sống ở một vùng quê, trẻ khuyết tật không phải lúc nào cũng được nhận sự quan tâm. Ngay chính quyền xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội cũng chưa tạo điều kiện để cháu nhận được hỗ trợ hằng tháng dành cho trẻ khuyết tật, mong rằng được lưu tâm.
“Gia đình tôi nghèo khó, nếu nhận được một chút hỗ trợ từ nhà nước tôi sẽ mua thêm sữa, thuốc cho con”, anh Chung nói.
Cứ vài tháng 1 lần anh Chung lại đưa con đi chuyền thuốc. Loại thuốc làm tăng độ xương giúp xương Chính chắc khỏe hơn. Thế nhưng giá thuốc đắt đỏ, lại phải chữa bệnh cho con lâu dài đối với gia đình anh Chung là một gánh nặng…
TIN BÀI KHÁC
Tăng lương, giảm chi: chống tham nhũng, lãng phí
Luật chỉ cho phép nhận con nuôi dưới 15 tuổi?
“Tỷ phú” giữ kí ức về lá cờ tổ quốc trong mùa thu 9/1945
Ý kiến phản hồi tranh luận về giá xăng dầu
Hạnh phúc dịu dàng, hoàn lương ngời sáng
Luật chỉ cho phép nhận con nuôi dưới 15 tuổi?
“Tỷ phú” giữ kí ức về lá cờ tổ quốc trong mùa thu 9/1945
Ý kiến phản hồi tranh luận về giá xăng dầu
Hạnh phúc dịu dàng, hoàn lương ngời sáng
Nguyễn Hữu Chính đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Thụy Phương (Từ Liêm, Hà Nội).
“Bàn đầu tiên” trong lớp là bàn của Chính |
Nỗi sợ ấy trở thành hiện thực, 1 năm chân tay gẫy đến mấy lần, bây giờ em chỉ có thể đi bằng cách bò, ước mơ được đến trường đúng tuổi cứ xa vời.
Bố của Chính là anh Nguyễn Hữu Chung tâm sự: Tôi bị bệnh xương thủy tinh hành từ nhỏ, lớn lên với bao tủi hổ. Hàng xóm đồn đoán nhà tôi bị ma làm…
Bị xương thủy tinh bẩm sinh mà anh Chung vẫn mong mỏi “cuộc đời dành cho mình một hạnh phúc”. Năm 30 tuổi, anh kết bạn với một cô gái ở làng bên tên Nguyễn Thị Lan. Hai người lấy nhau và sinh ra bé Chính.
Trên chiếc xe đạp 3 bánh, hằng ngày anh Chung đưa con đến trường |
“Cứ tưởng tượng ra cảnh con quanh quẩn ở nhà như mình đâm ra sợ. Rồi tương lai cháu sẽ ra sao? Cháu hòa nhập thế nào? Sống bằng nghề nghiệp gì? Thương lo con thất học, hai vợ chồng tôi đã kiên trì xin cho con đi học”.
Cô giáo chủ nhiệm cầm tay dạy em từng nét chữ |
Mới đầu, khi đưa Chính đến trường, Ban Giám hiệu trường tiểu học Thụy Phương “từ chối”. Sau này, nhờ anh Chung quyết tâm, nhà trường nhận bé Chính vào học và quan tâm đến em hơn những học sinh khác.
Chính khoe những hình vẽ nhiều màu sắc, cô giáo Hằng nhận xét: Chính sáng dạ và học rất nhanh. |
Anh Chung thì kể lại: Tôi mua cho cháu một cái bàn gấp và cho cháu ngồi ở bàn đầu. Sách vở thì là sách cũ do mọi người giúp cho. Nhà trường tạo điều kiện cho cháu rất nhiều.
Cô giáo đỡ đần Chính đi học… |
Hằng ngày vào 7 giờ sáng, anh Chung đưa Chính đến trường trên chiếc xe đạp 3 bánh. Khi đến nơi Chính được cô giáo bế vào đặt ngồi trước chiếc bàn gấp, ngồi lên chiếc ghế con… Những bài viết tập tô trong đầu năm học của Chính, được thực hiện bởi đôi tay cong queo nhưng vẫn rất đẹp.
Gia đình Chính có 3 người, ai cũng đau ốm bệnh tật nhưng không ngừng vươn lên |
Chính đi học, gây sự tò mò cho các bạn lớp khác nhưng ở trong lớp thì các bạn lại rất yêu thương. Bạn Linh lớp trưởng thì hay mang cặp sách cho Chính, các bạn nam thì hay cho Chính chơi cùng.
Chân tay của Chính đều cong queo nên hay bị gọi là “Chính @”. Năm nay Chính được đi học, đó là nhờ cố gắng của bố, bao dung và yêu thương của thầy cô và bè bạn ở Trường Tiểu học Thụy Phương. Thế nhưng khi nói chuyện với chúng tôi, bố của Chính vẫn băn khoăn: Cháu đã được nhà trường tạo điều kiện rất nhiều. Tuy nhiên sống ở một vùng quê, trẻ khuyết tật không phải lúc nào cũng được nhận sự quan tâm. Ngay chính quyền xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội cũng chưa tạo điều kiện để cháu nhận được hỗ trợ hằng tháng dành cho trẻ khuyết tật, mong rằng được lưu tâm.
“Gia đình tôi nghèo khó, nếu nhận được một chút hỗ trợ từ nhà nước tôi sẽ mua thêm sữa, thuốc cho con”, anh Chung nói.
Đôi chân, đôi tay cong queo nhưng Chính vẫn cố gắng đến trường |
Mọi sự giúp đỡ quý báu của quý độc giả là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho cháu Chính tiếp tục thực hiện ước mơ đến trường của mình. Mọi ủng hộ, giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: 1. Nguyễn Hữu Chung - khu X2 thôn Đại Đồng, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ em Nguyễn Hữu Chính) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |
- T. Phan