Mới đây, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu vật liệu thuộc Đại học Bang Oregon (OSU) đã phát minh ra một công cụ mới và cải tiến để đo ánh sáng tối ưu hơn các loại thiết bị hiện nay.

Siêu chip AI đo quang phổ của Đại học OSU. Ảnh: IS

Loại chip mới tích hợp một quang phổ kế siêu nhỏ nằm gọn trên một bảng vi mạch và được vận hành bằng trí thông minh nhân tạo (AI). Chip này rất phù hợp để nâng cấp các loại camera trên nhiều thiết bị, AI cũng sẽ học hỏi để đưa ra những thuật toán đo ánh sáng chính xác hơn.

Ethan Minot - Giáo sư vật lý tại Đại học Khoa học OSU cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh thành công khả năng chế tạo quang phổ kế siêu nhỏ kích thước nano. Quang phổ kế đo cường độ ánh sáng ở các bước sóng khác nhau và rất hữu ích trong nhiều ngành công nghiệp và tất cả các lĩnh vực khoa học để xác định các mẫu và mô tả đặc tính của vật liệu".

Các máy đo quang phổ hiện nay rất cồng kềnh và vận hành phức tạp. Ảnh: IS

Minot nói thêm, thiết bị mới này có thể chỉ nhỏ bằng sợi tóc. Với kích thước siêu nhỏ này, loại chip mới sẽ tốt hơn nhiều so với các máy quang phổ truyền thống đòi hỏi các bộ phận quang học và cơ học cồng kềnh.

Tấn An (Theo ScienceNotes)