Các đại biểu từ Lào, Campuchia, Thái
Lan và Việt Nam trong cuộc họp tại thủ đô Vientiane ngày 19/4 cho
rằng, quyết định xây đập Xayaburi cần được đưa ra ở cấp bộ trưởng.
Đập Xayaburi: 'Cục pin châu Á' hay hạt giống xung đột?
Sinh kế
của hàng triệu người dân phụ thuộc vào dòng Mekong. Ảnh:
asianews
Đại diện của Lào khẳng định rằng, quá trình tham vấn về đập Xayaburi đã hoàn tất và không có lý do gì để trì hoãn việc xây dựng. Tuy nhiên, đề xuất xây con đập trị giá 3,5 tỉ USD và nhà máy phát điện đã vấp phải sự phản đối từ các nước láng giềng - những quốc gia cùng chia sẻ tài nguyên nước hạ nguồn.
Tại cuộc họp ở Vientiane, bốn nước thành viên Ủy hội Mekong chưa thể tìm ra một kết luận chung. Ủy hội cho biết, vẫn có “sự khác biệt trong các quan điểm” xung quanh dự án xây dựng đập.
Campuchia khẳng định, có “những lỗ hổng trong yêu cầu kỹ thuật” và cần sự “nghiên cứu toàn diện” về những tác động có thể xảy ra từ con đập với các nước hạ nguồn. Campuchia cũng có những kế hoạch xây dựng đập thủy điện trên dòng Mekong của mình, Lào thì còn nhiều đề xuất nữa.
Những người phản đối quan ngại rằng, đập Xayaburi sẽ mở cánh cửa cho một thời kỳ xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên dòng Mekong, làm suy giảm hệ sinh thái mỏng manh của con sông cũng như ngành công nghiệp đánh bắt cá.
Ủy hội Mekong trước đó từng khuyến cáo nên dừng xây dựng các đập thủy điện trên sông trong vòng 10 năm để nghiên cứu kỹ càng hơn những tác động với môi trường và xã hội, cuộc sống con người.
Theo phóng viên Guy De Launey của BBC tại Phnom Penh, ở Campuchia, các cộng đồng dân cư đánh bắt cá lo lắng rằng, họ có thể chứng kiến sự sụt giảm thảm hại tài nguyên thủy sản. Sen Salim sống trong một làng chài ở ngoại ô Phnom Penh. Anh nói: "Con sông này rất quan trọng, nó có rất nhiều loài cá với số lượng phong phú, giúp chúng tôi có cuộc sống tốt hơn. Nếu cá trong sông trở nên ít đi thì đó là điều tồi tệ với chúng tôi. Nếu họ làm đập trên con sông lớn, nó có thể ngăn chặn dòng chảy, sau đó cá không thể đi qua để di trú và sinh sản như bình thường”.
Cá cung cấp khoảng 4/5 lượng protein trung bình của Campuchia, và hàng triệu người phụ thuộc vào sông Mekong cho sinh kế của họ.
Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên cho rằng, những hậu quả của các đập xây dựng trên dòng chính Mekong chưa được nghiên cứu đúng đắn.
Hôm qua, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Việt
Nam mong muốn các quốc gia
có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ
lưỡng tổng thể những tác
động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông
Mekong trước khi đưa ra
quyết định triển khai xây dựng các công trình này.
Các quốc
gia ven sông cần hợp
tác chặt chẽ trong việc khai thác, sử dụng công bằng và hợp
lý các nguồn tài
nguyên, đặc biệt là nguồn nước dòng sông Mekong nhằm bảo vệ
môi trường sinh
thái, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của toàn bộ
lưu vực sông, mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia ven sông và người
dân sinh sống
tại khu vực”.
-
Thái An (Theo BBC)
-