Làm việc tại một công ty hơn 10 năm

Nếu bạn đang trong tình trạng vẫn loay hoay một vị trí ở công ty suốt 10 năm, bạn nên cân nhắc đến việc thay đổi môi trường làm việc để thoát khỏi sức ì. Sự thay đổi về nghề nghiệp lúc này là cần thiết để giúp những kỹ năng được phát triển tốt hơn.

Rất giỏi trong công việc

Bạn được đánh giá là rất giỏi trong công việc nhờ sự thành thạo, những kỹ năng, chuyên môn xuất sắc vượt quá yêu cầu khi bạn bắt đầu vào làm việc. Điều này khiến công việc không có đủ thử thách để bạn có thể học tập thêm hay tiến bộ hơn. Lúc này, bạn nên tìm kiếm một công việc mới để tiếp tục học hỏi những điều mới mẻ để thêm những thành công khác.

{keywords}
(Nguồn hình: Freepik) 

Không thể tiến bộ trong công việc

Một ngày, bạn nhận ra rằng bản thân không thể tiến bộ trong công việc. Lý giải điều này, có thể vì ngay từ lúc bắt đầu công việc, bạn đã không có đủ kinh nghiệm thực tế để giải quyết những nhiệm vụ đầy thách thức; hoặc cũng có thể bạn đang đi không đúng định hướng nghề nghiệp. Vậy nên, điều bạn cần làm là tìm kiếm một hướng đi mới.

Có nhiều mâu thuẫn với đồng nghiệp

Nếu bạn chỉ thấy mệt mỏi khi phải làm việc cùng những đồng nghiệp trong một môi trường đầy “mùi thuốc súng”, đó chính là dấu hiệu để bạn nhận ra: có thể văn hóa công ty đó chưa phù hợp với bản thân. Lúc này, bạn nên cân nhắc đổi việc để rũ bỏ những “cơn đau đầu” không đáng có.

Vừa hoàn thành một dự án lớn thành công

Việc bạn vừa hoàn thành tốt đẹp một dự án lớn có ý nghĩa đối với việc nâng cấp nghề nghiệp của bản thân.

Một là, bạn sẽ được tạo điều kiện để xả hơi sau những ngày bận rộn. Lúc này bạn có thể tự mình tạo thêm kết nối, thử ứng tuyển ở những vị trí cao cấp hơn và có thời gian thoải mái hơn để tham dự những buổi phỏng vấn.

Hai là, bạn đã có thêm thành tựu đáng giá để bổ sung vào hồ sơ nghề nghiệp của mình và bắt đầu thảo luận cùng những nhà tuyển dụng trong tầm ngắm.

Sau khi công ty hiện tại kết thúc năm tài chính

Thường thì ngày kết thúc năm tài chính không nhất thiết sẽ trùng khớp theo Dương lịch mà tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi công ty. Nhưng thời điểm bắt đầu của một năm tài chính mới sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt cho các ứng viên tiềm năng; bởi đây chính là lúc các công ty có được ngân sách rõ ràng để bổ sung nhân sự nhằm hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra trước mắt.

Vậy nên, bạn có thể tìm hiểu thời điểm bắt đầu và kết thúc năm tài chính của những công ty yêu thích và thử ứng tuyển vào thời điểm “vàng” này.

Sau một kỳ nghỉ xả hơi

Một khi bạn đã bắt đầu công việc mới, bạn sẽ phải nỗ lực nhiều và không có thời gian cho một chuyến du lịch dài ngày. Thay vào đó, bạn nên đi nghỉ ngơi đâu đó, dành cho bản thân sự thư giãn và tái tạo năng lượng, sau đó mới bắt đầu tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới.

Mục tiêu của bạn và công ty không giống nhau

{keywords}

(Nguồn hình: Freepik) 

Lý tưởng nhất là những mục tiêu mà bạn đề ra cho bản thân và mục tiêu phát triển của công ty có nhiều điểm chung. Nhưng cuộc sống đôi khi không có những đoạn giao nhau cần thiết như vậy.

Khi bắt đầu nhận ra bản thân đang “lạc lối” với đường hướng của công ty, bạn cần suy xét lại đâu là loại công việc và môi trường phù hợp để bạn tiếp tục phát triển nghề nghiệp và theo đuổi những định hướng đúng đắn.

Những kỹ năng của bạn không được đề cao và sử dụng đúng mực

Sếp không công nhận năng lực chuyên môn của bạn dù bạn làm việc rất chăm chỉ? Công ty vẫn có nhiều đợt thăng tiến dành cho nhân viên nhưng tên bạn luôn không có trong danh sách? Bạn thấy công việc của mình cứ như thừa thãi trong một guồng quay?...

Hãy nói chuyện với người quản lý trực tiếp của mình để hiểu hơn bạn nên làm gì, để được công nhận một cách xứng đáng. Và nếu cuộc trò chuyện không đem lại cho bạn câu trả lời thoả đáng, hãy can đảm tìm kiếm những cơ hội mới, nơi bạn được trân trọng hơn, được ghi nhận tốt hơn vì những nỗ lực của mình.

Khi còn “lăn tăn” trong công việc ổn định hiện tại

{keywords}

(Nguồn hình: Freepik) 

Nếu bạn nhận thấy mình bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới nhiều hơn bình thường, thì dường như đó là phản ứng của những trải nghiệm không vui tích tụ thầm kín trong môi trường làm việc hiện tại. Vì vậy, bạn nên quan tâm cập nhật hồ sơ nghề nghiệp, mở lòng với những chuyển đổi định hướng có thể đến rất bất ngờ.

Khi bạn không đang trong trạng thái tiêu cực, mệt mỏi và vội vã tìm kiếm một công việc khác, bạn sẽ có đủ thời gian và sự sáng suốt để nhận định: việc ở lại công ty hay theo đuổi một hướng đi khác là tốt hơn; và vô tình đây là một giai đoạn “vàng” cho việc cân nhắc thay đổi công việc.

(Nguồn: Careerbiulder)