"Liệu Omicron có trở thành vắc xin virus sống mà mọi người đang hy vọng hay không vẫn là một câu hỏi để ngỏ, vì chúng ta có rất nhiều thay đổi với nhiều biến thể mới xuất hiện", ông Fauci lập luận tại hội nghị trực tuyến Davos Agenda của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ngày 17/1.

{keywords}
Tiến sĩ Anthony Fauci. Ảnh: AP

Hãng thông tấn Bloomberg dẫn lời chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ này chỉ ra rằng, thực tế các đột biến của virus có thể né tránh một số phản ứng miễn dịch nhờ vắc xin kết hợp sự lây nhiễm sẽ khiến cho miễn dịch cộng đồng trở nên khó khăn. Ông nhấn mạnh, chế vắc xin riêng cho các biến thể không phải là cách tốt nhất để chống lại đại dịch, và cần phải có các loại vắc xin chống lại tất cả các chủng virus. 

"Chúng tôi không muốn sa đà chạy theo mọi biến thể, vì bạn sẽ phải tạo một liều tăng cường chống lại từng biến thể cụ thể. Bạn sẽ phải đuổi theo nó mãi. Đó là lý do chúng ta đang nỗ lực xác định những cơ chế nào phản ứng với điểm chung của tất cả các biến thể thực tế và tiềm tàng mà chúng ta đang chứng kiến và có thể xảy ra", vị tiến sĩ giải thích.

Cũng tại cuộc họp, ông khuyến cáo thêm rằng sự phản đối nhằm vào các biện pháp y tế công cộng đã qua thử nghiệm thời gian đang cản trở cuộc chiến chống Covid-19.    

Richard Hatchett, Giám đốc điều hành của Liên minh Đổi mới và Sẵn sàng chống Dịch bệnh, nhận định biến thể mới của virus SARS-CoV-2 dường như có khả năng trở thành đại dịch bất cứ lúc nào. "Omicron lây lan rất, rất nhanh, hoạt động giống y như một đại dịch cấp tính, và virus sẽ duy trì khả năng đó trong tương lai. Đó là điều mà tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta cần quan tâm", ông nêu quan điểm.

>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Thanh Hảo

Mũi vắc xin thứ tư chống Omicron "kém hiệu quả"

Mũi vắc xin thứ tư chống Omicron "kém hiệu quả"

Theo các chuyên gia ở Trung tâm Y tế Sheba tại Israel, dù mũi vắc xin thứ 4 giúp tăng lượng kháng thể, nhưng chưa đủ để chống lại Omicron.