- Tại khu đền thờ ông Đoàn Văn Cự người ra vào tấp nập với những quán nước, khu vực trưng bày hoa kiểng... Họ đến không phải để viếng đền mà giao dịch kinh doanh đã làm cho nét trang nghiêm của một nơi thờ tự bị giảm sút.

Ngôi mộ tập thể

Ngôi mộ nằm dọc theo dòng suối Linh Tuyền thuộc phường Long Bình (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cách quốc lộ 1A gần 100m và khá gần với vòng xoay Tam Hiệp.

{keywords}

Ngôi mộ tập thể với 17 lư hương.

Ngôi mộ hình chữ nhật có kích thước dài 16,5m, rộng 2m cao 0,75m. Mặt trên của ngôi mộ, bốn góc là 4 con voi phục. Một dãy gồm 17 lư hương nguội lạnh theo thời gian được xếp thành hàng dài theo bìa lăng mộ. 

Cũng như bao ngôi mộ khác, một tấm bia được dựng trước mộ mang dòng chữ "Lăng mộ Quốc Công Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh hy sinh ngày... 4/1905".

{keywords}

Được xây tường rào và cổng để bảo vệ.

Bên trong vòng rào, ngôi mộ sừng sững. Miếu thờ có rùa đội hạc, có giá binh khí... Dưới nền, một lớp rêu xanh phủ dày và một lớp lá vàng rơi rụng chứng tỏ ít có bước chân người. 

Theo người dân, chỉ có ngày 8/4 (âm lịch) là ngày tế lễ mới nhiều người đến. Vì thế nên cổng luôn khóa để ngăn ngừa những thiệt hại không đáng có.

Cụ Tám Sinh (85 tuổi, người dân TP. Biên Hòa) cho biết: "Đây là ngôi mộ tập thể trong đó có 17 người mà đứng đầu là Quốc công Đoàn Văn Cự... ".

{keywords}

Đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh

Cụ Tám Sinh thông tin thêm: "Ông Đoàn Văn Cự sinh vào khoảng giữa thập niên 1830 tại huyện Bình An (này là quận Thủ Đức, TP.HCM). Cha ông là một nhà nho yêu nước, có tinh thần chống Pháp. 

Ông Cự đến vùng này bên ngoài dạy học, bốc thuốc, bên trong ông tuyên truyền, chiêu tập binh mã.

Nhiều người dân đã tình nguyện đi theo và ủng hộ ông. Ông chọn vùng này xưa kia gọi là Bưng Kiệu làm căn cứ. Công việc còn đang dang dở thì Pháp biết được, tổ chức tấn công".

Theo đó, sáng 12/4/1905, quân Pháp xông thẳng vào ngôi nhà Đoàn Văn Cự đang ở. Vừa thấy chúng, Đoàn Văn Cự liền vung đoản đao chém thẳng. Hắn bị thương nhưng kịp rút súng bắn chết ông.

Sau đó, Pháp tiếp tục cho lính đốt phá căn cứ, bắn giết và truy đuổi nghĩa quân cho đến ngày hôm sau. 16 nghĩa binh hy sinh tại trận. Dân làng đã chôn Đoàn Văn Cự cùng với 16 nghĩa binh vào một ngôi mộ tập thể.

Chợ trong đền

Cụ Tám Sinh nói: "Ông bà tôi kể lại, ban đầu nấm mộ này chỉ là mộ đất đơn sơ. Năm 1956, bà con nơi đây mới tổ chức trùng tu lại nhưng cũng chỉ là mộ đất. 

Cũng trong năm này, đền thờ ông và 16 nghĩa binh được xây dựng cách mộ chừng 2km. Sau đó, khu vực mộ trở thành căn cứ Long Bình của Mỹ, không ai được ra vào. 

Sau 1990, ngôi mộ mới được trùng tu như hiện nay, được bảo vệ bởi hai vòng rào bằng gạch và có cổng ra vào".

{keywords}

Bàn thờ với bó nhang lăn lóc

Đền thờ ông Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh trên đường Phạm Văn Thuận (phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa) trên diện tích đất 3.000 m2. Ngôi đền được xây dựng rất khang trang.

Không vắng vẻ như ở khu mộ, đền thờ ông Đoàn Văn Cự người người ra vào tấp nập. Một quán nước rất đông khách, một khu vực trưng bày hoa kiểng các loại, một vị trí đậu xe khá tốt đã thu hút nhiều người đến với đền. 

Họ đến không phải để viếng đền mà giao dịch kinh doanh đã làm cho nét trang nghiêm của một nơi thờ tự bị giảm sút.

{keywords}

Cây kiểng bày tràn lan trong đền

Trong khi đó, nơi thờ ông cửa đóng then cài. Chúng tôi đi ngang qua nhà võ ca, bên trong như một kho hàng. Ở những vị trí khác cũng thế, không được sử dụng đúng chức năng. 

Người giữ đền mở cửa cho chúng tôi vào viếng. Mùi ẩm mốc xông lên. Có lẽ cũng ít khi có người đến viếng. 

{keywords}

Quán giải khát

Bên ngoài, bên phải trước cổng chính của đền thờ này từ nhiều năm nay có một hộ dân lấn chiếm đất để sinh sống và mở một ki-ốt kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Cầu, Trưởng ban quý tế, xác nhận, quán nước đã có từ lâu. Quán do ông Từ trong đền làm chủ được ban qúy tế cho phép. Lợi nhuận từ việc bán nước giải khát sẽ được trích một phần để góp vào quỹ chung của đền. 

Với trường hợp lấn chiếm trước cổng đền, ông Cầu cho biết trong thời gian tới, chính quyền sẽ có biện pháp giải quyết. 

{keywords}
Bãi đỗ xe.

Được biết, đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 25/4/1998.

Chú rể xăm đầy mặt gây xôn xao trong đám cưới

Chú rể xăm đầy mặt gây xôn xao trong đám cưới

Hình ảnh chú rể ở Khánh Hòa xuất hiện với gương mặt đầy hình xăm trổ bên cô dâu xinh đẹp trong ngày cưới thu hút nhiều ý kiến trái chiều.

Nghẹt thở xem chó mẹ cào đất cứu 3 con mắc kẹt trong hang sâu

Nghẹt thở xem chó mẹ cào đất cứu 3 con mắc kẹt trong hang sâu

Trời mưa, bầy chó con bị ngập nước trong hang sâu, chó mẹ đứng bên ngoài bới đất rồi nhanh chóng chui vào hang cứu con thoát chết.

Trần Chánh Nghĩa