Văn hoá xếp hàng và ứng xử với người cao tuổi, chuyện tưởng chừng như rất đơn giản nhưng đối với một bộ phận nó vẫn còn là phạm trù "cao siêu".
Trên nhiều trang mạng xã hội, các kênh truyền thông... chúng ta đã và vẫn ra rả điệp khúc về văn hoá xếp hàng, văn hoá ứng xử nơi công cộng hay là nhìn gương người Nhật... Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận bạn trẻ dường như bỏ quên hoặc chưa được tiếp cận những điều đó.
Mới đây, trên trang cá nhân của người dùng có nickname Đ.V đã chia sẻ một câu chuyện được anh ghi lại khi đi siêu thị mua sắm. Ở đó, có người già, có cô gái trẻ và có sự thiếu văn minh trong việc xếp hàng.
Với một số người, xếp hàng nghiêm túc vẫn là điều "xa xỉ". Ảnh minh hoạ |
"Nhắn gửi bạn gái xấu tính, nhờ bạn mà anh đồng nghiệp của mình cùng mình thêm phần muốn ế!
Chuyện là trưa hôm qua mình với anh đồng nghiệp cũng FA- K.Ncó đi Big C Thăng Long mua sắm, gặp tình huống như thế ạ: Có một chú đã đứng tuổi tuổi phải ngang ngửa bố mình tầm U60 đứng xếp hàng ngay sau mình để thanh toán!
Mình thấy chú hiền hiền, cũng định nhường vì chả đi đâu vội cả! Nhưng đồ đã để lên quầy rồi! Hơn nữa chú cũng bảo: cảm ơn, chú xếp hàng cũng được. Nhanh làm gì đâu! Và đứng nép vào góc để đồ bên quầy thanh toán...
Bỗng ở đâu có bạn nữ này và một bạn khác đi cùng bạn ý chen ngang đứng ngay sau anh đồng nghiệp mình rồi cứ bô bô nói chuyện theo cái kiểu rất quan tâm tới câu chuyện đang nói, không có màng thế sự...
Mình đang thanh toán giở thì bạn ý chen ngang vào, để hết đồ lên... Chú đứng tuổi đứng sau mình giật mình bảo rất nhẹ nhàng: cháu ơi, chú xếp hàng ngay sau các bạn này mà!
Bạn nữ này tỉnh bơ nói: chú xếp nhưng chú đi đâu nãy giờ, từ lúc các bạn này (ý nói mình & anh đồng nghiệp) đứng đây! Cháu đã đứng ngay đây rồi!
Chú kia có trình bày lại với giọng rất từ tốn thì bạn ý vênh mặt lên bảo: Loại người kiểu gì, đi rồi quay lại đòi lên luôn mà nghe được à!
Chỉ là chuyện vặt thôi nhưng làm mình, chú kia, anh đồng nghiệp của mình cảm thấy mất vui, thấy buồn buồn nguyên một ngày mùng 1 đầu tháng ạ!
Không biết nếu là các bạn gái khác sẽ xử sự như nào nhỉ? Hoang mang quá! Chả nhẽ văn hoá xếp hàng, kính trên nhường dưới lại tệ tới như vậy ạ?
Lúc đó mình đứng hơi xa nhưng cũng có góp ý với bạn ý là: Bạn ơi, chú này đứng ngay sau mình nãy giờ, các bạn nói chuyện vô tư quá, không để ý chú, chen ngang vào, làm chú phải khép sang một bên đấy bạn ạ!
Bạn ý bơ luôn ạ! Bạn nhân viên Big C cũng ái ngại nhìn bạn ý! Còn cô bạn đi cùng bạn ý xấu hổ quá chả dám nói gì
Chú kia có nói thêm: cháu ơi cái sự việc này nó không đáng gì cả, chú không muốn nói nhiều đâu nhưng cháu xử sự như thế là tệ lắm cháu à! Chuyện nhỏ mà còn xử lý tệ như vậy thì làm được gì tốt không cháu?
Bạn ý bảo: Ông bảo không muốn nói nhiều mà vẫn nói lắm thế!
Đúng phong cách người trẻ Việt Nam nói là làm bạn ý vừa nói vừa thoăn thoắt bỏ hàng lên, khiến nhân viên còn tính nhầm túi khoai của bạn ý cho mình ạ!
Sau đó bạn ý vẫn lời qua tiếng lại, đôi co với chú đứng tuổi với phong thái mình là người chiến thắng cùng nhiều ngôn từ khó chịu hơn ạ!
Mình viết đoạn chia sẻ này là vì anh đồng nghiệp ức chế quá cứ bảo mình: sao cái cô này tệ vậy nhỉ! Thật vô phúc ông nào lấy phải con bé này!
Hy vọng rằng bạn ý có thể đọc những dòng này, nhìn thấy những hình ảnh xấu xí của mình trong mắt mọi người xung quanh để thay đổi tâm tính bớt hợm hĩnh, nhớ lại cái văn hoá xếp hàng trong môn đạo đức chúng mình từng được học hồi tiểu học và kính trên nhường dưới tý ạ!"
Không lâu sau khi đoạn chia sẻ này được đăng tải lên mạng xã hội, nó đã nhanh chóng thu hút được rất nhiều sự quan tâm, điều này thể hiện qua số like, share và bình luận lên tới hàng chục ngàn. Tất nhiên, đi kèm với đó là những sự chỉ trích, ức chế của dân mạng khi đọc hết câu chuyện.
Qua đây, chúng ta có thể nhìn thấy một hiện thực rằng, vẫn còn đâu đó một bộ phận người đã và đang sống với ý thức văn hoá ứng xử chưa tốt.
Xếp hàng nghiêm túc, kính trên nhường dưới... là những phép tắc rất bình thường của xã hội, bạn không nên tự biến mình thành một tấm bia nhận đủ điều chỉ trích từ phía người xung quanh chỉ vì một chút hơn thua.
Và với hành vi không tốt của một người có thể trở thành nỗi ức chế, khó chịu của rất nhiều người khác.
(Theo Thời đại)