Em là 1 trong 130 học sinh, sinh viên là những điển hình xuất sắc trong Học tập và làm theo lời Bác vừa được tuyên dương tại Hà Nội.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng bằng khen cho Linh Thị Hồng

Linh Thị Hồng là người dân tộc Sán Dìu. Ngôi trường em học nằm trên địa bàn xã miền núi duy nhất của thành phố Phúc Yên với gần nửa (147/312) học sinh là người dân tộc thiểu số.

Theo cô giáo Đỗ Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng, Hồng là học sinh khó khăn nhất trong sinh hoạt và học tập.

 

Từ khi sinh ra Hồng đã bị tật 2 cánh tay. Do bệnh tật, sức khỏe yếu nên khi 10 tuổi, Hồng mới bắt đầu học lớp 1.

{keywords}
Cô học trò nghị lực Linh Thị Hồng

Vượt lên ngịch cảnh, Hồng luyện viết bằng chân. Ở lớp, em được cô giáo bố trí ngồi trên chiếu gần bục giảng.

Chân phải luôn kẹp chiếc bút máy, khi viết Hồng phải cúi khom lưng, rạp người về phía trước, mặt chỉ cách trang vở khoảng 30cm. Các thao tác viết, đặt thước kẻ bài, thay mực cho bút máy, lấy và mở sách vở… được Hồng thực hiện bằng hai chân hết sức nhẹ nhàng, thuần thục.

{keywords}
Nét chữ được viết bằng chân của em Linh Thị Hồng

Nhìn những nét chữ đẹp đẽ, ngay ngắn trên những trang vở sạch sẽ, thỉnh thoảng lại có dòng bút đỏ “Cô khen”, ít ai có thể tưởng tượng được, chúng được viết ra từ đôi chân của Hồng.

Không chỉ viết chữ đẹp, vẽ đẹp, Hồng còn yêu thích làm đồ thủ công, may vá.

Minh Anh

Đôi chân diệu kỳ của cô học trò người dân tộc Sán Dìu

Đôi chân diệu kỳ của cô học trò người dân tộc Sán Dìu

Nhìn những nét chữ đẹp đẽ, ngay ngắn trên những trang vở sạch sẽ, thỉnh thoảng lại có dòng bút đỏ “Cô khen”, ít ai có thể tưởng tượng được, chúng được viết ra từ đôi chân của cô bé khuyết tật Linh Thị Hồng.