Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Trong bối cảnh khó khăn đó, Công ty CP cơ điện Tomeco đã nỗ lực để duy trì được sản xuất đều đặn.

Tomeco được thành lập từ năm 1993 và là nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực quạt công nghiệp. 10 năm trở lại đây, Tomeco đã mở rộng lĩnh vực hoạt động, đầu tư sâu vào sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Nhà máy Tomeco An Khang được đặt tại Quốc Oai, Hà Nội. Nhịp độ sản xuất vẫn đang diễn ra ổn định. Những đơn hàng phải trì hoãn do dịch Covid-19 đã dồn sang năm 2021. Trong 3 năm qua, đến năm 2024, lượng đơn hàng tăng lên hàng năm. Trong giai đoạn Covid-19 bùng mạnh, giãn cách xã hội, Tomeco tập trung nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm mới, ổn định đội ngũ nhân sự chất lượng cao.

tomeco 9 972.jpg
Sản xuất tại công ty Tomeco

Nhờ sự nhanh nhạy, năng động, sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Lê Quý Khả đã mau chóng đưa Tomeco gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu cho các Tập đoàn đa quốc gia như tập đoàn GE… Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Tomeco đã được xuất khẩu đến Mỹ, Anh…

Ông Lê Quý Khả chia sẻ: "Kinh nghiệm của Tomeco là sau khi có tập thể con người tốt thì công ty phải điều chỉnh linh hoạt trong tất cả các tình huống. Ngay lúc khó khăn, chúng tôi lại có những sáng tạo, những cải tiến để thúc đẩy sản xuất. Chúng tôi coi khó khăn chính là động lực để cải tiến và nhờ đó, mang lại sự phát triển bền vững cho công ty".

Theo ông, kinh nghiệm của Tomeco là sau khi có tập thể con người tốt thì kinh nghiệm là phải điều chỉnh linh hoạt trong tất cả các tình huống. Ngay lúc khó khăn, có những sáng tạo, những cải tiến để thúc đẩy. Khó khăn chính là động lực để cải tiến. Cái đó là cái mang lại sự phát triển của mình tốt. 

Năm 2020, Nghị quyết 115 của Chính phủ về phát triển công nghiệp đã được ban hành, mang lại niềm tin hứng khởi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách lớn để các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp được thực thi hiệu quả. "Chính sách ở trên lúc đầu thì rất là tốt, nhưng khi đến doanh nghiệp thì rất khó khăn bởi vì gặp rất nhiều rào cản, về các quy định bên dưới nó gặp rất nhiều. Để công nhận được là CNHT có rất là nhiều điều kiện, điều kiện về nhà cửa, đất đai, dự án mà các DN chúng tôi rất khó lọt vào danh sách đó. Mặc dù mình là DN làm CNHT thực sự thì vẫn rất khó vào", ông Khả cho biết.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thuý (Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương) chia sẻ,  để cho các doanh nghiệp VN có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia như vậy, ngoài việc cạnh tranh giữa các DN Việt với nhau, họ còn phải cạnh tranh với chính những doanh nghiệp đang tham gia trong chuỗi và cạnh tranh cả với DN các nước trên thế giới đang muốn tham gia vào chuỗi. Rõ ràng, đòi hỏi thời gian và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn và hỗ trợ của CP để đồng hành với các DN như vậy. Đây là vấn đề lớn kể từ sau đại dịch xảy ra.

Gần 30 năm thành lập, Tomeco vẫn là doanh nghiệp nhỏ. Những doanh nghiệp lâu đời tự thân phát triển như Tomeco sẽ cần phải được Nhà nước tạo không gian chính sách thuận lợi, hồi phục sau dịch để mau chóng trở thành những doanh nghiệp lớn, giữ vị trí bền vững trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Mới đây, Tomeco được đánh giá là thương hiệu quạt công nghiệp hàng đầu, đã vinh dự 2 lần nhận được giải thưởng Chất lượng Quốc gia Việt Nam, Cúp vàng chất lượng ISO, Cúp vàng thương hiệu Việt... Đặc biệt, công ty đã vinh dự được chứng nhận là “Thương hiệu Quạt Công nghiệp số 1 Việt Nam và Thương hiệu nổi tiếng toàn cầu”. Thời gian tới, các sản phẩm mà TOMECO cung cấp sẽ tiếp tục đi theo hướng chuẩn 6S, phục vụ đa dạng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy, thông gió làm mát, quạt trong hệ thống công nghệ nhà máy, khu công nghiệp.