Chốt phiên giao dịch hôm nay 13/1, mã FRT (Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT) đạt 19.850 đồng/CP, tăng nhẹ 0,76% so với cuối tuần trước. Hôm 10/1, CP công ty này xuống thấp nhất từ trước đến nay, 19.700 đồng/CP.
Cổ phiếu FRT một năm gần đây. Ảnh chụp màn hình từ trang Vietstock |
Trước khi xuống mức đáy này, cổ phiếu công ty mẹ của chuỗi FPT Shop có những ngày mở đầu năm 2020 đỏ sàn.
Năm 2019, mã FRT có những biến động nhẹ nhưng không đáng kể. Đến cuối tháng 10, CP FRT ở mức khoảng 44.000 đồng/CP, nhưng sau đó bất ngờ giảm mạnh và xuống mức 19.700 đồng hồi cuối tuần trước.
Một cửa hàng FPT Shop sắp khai trương. Ảnh: Hải Đăng |
Công ty chuyên về bán lẻ của tập đoàn FPT lên sàn hồi tháng 4/2018 ở mức 125.000 đồng/CP với tên mã FRT. Khi chứng kiến mã này giảm giá, hồi đầu năm 2019, tại đại hội cổ đông của công ty, bà Nguyễn Bạch Điệp - CEO và Chủ tịch HĐQT FRT - cho biết ban điều hành chưa có kinh nghiệm nhiều về sàn chứng khoán, và khẳng định không biết vì sao cổ phiếu lại xuống thấp như vậy. Đồng thời, khẳng định giá trị mỗi cửa hàng FPT Shop (ở giai đoạn cổ phiếu 48.000 đồng) như vậy là quá thấp.
FRT trong năm 2019 rất năng động khi có giai đoạn hợp tác với chuỗi Nguyễn Kim để bán điện máy, đồng thời mở trang mua hàng xuyên biên giới, và mở bán mắt kính hồi cuối năm.
Doanh thu chính của FRT hiện nay đến từ chuỗi FPT Shop, vốn phụ thuộc lớn vào mặt hàng điện thoại di động. Ngoài ra, công ty này đang mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu, được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong thời gian tới.
Ngành bán lẻ điện thoại di động năm 2019 chứng kiến Viễn Thông A - “anh cả” lâu đời nhất trong số các chuỗi hiện nay tại Việt Nam - phải đóng cửa sau khi được Vingroup mua lại. Trong khi đó, chuỗi cửa hang nên làm ra là Thế Giới Di Động dù chưa công bố kết quả kinh doanh tháng 12 nhưng khả năng cao chỉ đạt hơn 90% kế hoạch doanh thu năm 2019 (dù lợi nhuận có khả năng vượt kế hoạch). Đó là chưa kể một số trang thương mại điện tử đa ngành cũng phải giải thể.