Ngày 4/9, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã tổ chức tọa đàm "Báo chí xuất bản đồng hành cùng thành phố trong đột phá cải cách hành chính".

Phát biểu tại buổi toạ đàm, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận qua báo chí, TP thấy được những bức xúc của người dân để có sự quan tâm đúng mức.

{keywords}
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi toạ đàm

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao chuyên trang cải cách hành chính của một số tờ báo và đề nghị các báo này phối hợp cùng nhau hình thành các chuyên đề có chiều sâu, bề dày tư liệu.

Đặc biệt, TP đang đẩy mạnh cải cách hành chính, báo chí là kênh thông tin rất quan trọng để làm cầu nối giúp người dân biết, giám sát và cùng đồng hành với chính quyền TP trong chủ trương này.

Người đứng đầu Đảng bộ TP yêu cầu các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, trả lời phóng viên liên hệ đúng mực. Đối với hoạt động của chính quyền TP, ông Nhân đề nghị Chánh văn phòng UBND TP, Sở Thông tin & Truyền thông và Trung tâm báo chí TP chủ động cung cấp thông tin. Riêng các trường hợp nóng, đột xuất, Ban Tuyên giáo TP sẽ có chỉ đạo định hướng thông tin kịp thời.

{keywords}
 Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP phát biểu tại buổi tọa đàm

Trước đó, các đại biểu dự hội thảo đều đánh giá cao sự đồng hành của báo chí với sự phát triển của TP. Đồng thời, chỉ ra nhiều hạn chế, khuyết điểm trong việc cải cách thủ tục hành chính của TP.

Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP nêu thực tế các thủ tục hành chính đang rất nặng nề do luật pháp còn chồng chéo, xung đột, thậm chí còn khoảng trống pháp luật. Nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của Trung ương dẫn đến cơ chế xin - cho còn phổ biến.

“Một chuyên gia kinh tế nói với tôi rằng có 37 luật chồng nhau ở lĩnh vực kinh tế nên khi triển khai rất khó, có thể làm đúng luật này nhưng lại sai luật kia. Điều này khiến cán bộ công chức làm việc gặp nhiều áp lực dù lãnh đạo cấp trên luôn đòi hỏi cấp dưới phải sáng tạo”, nguyên Chủ tịch HĐND TP phân tích.

Trong bối cảnh đó, bà Thảo đề nghị lãnh đạo cao nhất phải là “bà đỡ” cho cán bộ công chức khi 'đụng chuyện'. Theo bà, nếu lãnh đạo mà trốn tránh trách nhiệm thì mọi công việc, thủ tục hành chính sẽ bị đứng lại.

Đồng tình với việc báo chí đồng hành cùng TP tạo đột phá trong năm cải cách hành chính, bà Nguyễn Thị Tố Trâm, Trưởng ban Thời sự Báo Người Lao Động, cho rằng chính quyền cũng cần có sự tương tác, hỗ trợ báo chí. Bà Trâm nêu thực tế nhiều phóng viên bị cơ quan chức năng làm khó khi liên hệ viết bài phản ánh những mặt chưa làm được.

“Đề nghị TP thường xuyên kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các đơn vị từ chối cung cấp thông tin báo chí, vi phạm Luật Báo chí”, bà Trâm nói.

Ông Phan Xuân Biên, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam nhấn mạnh, báo chí phải làm đúng chức năng, ngoài chuyện dựa trên pháp luật còn có cả đạo đức nghề nghiệp.

Ông Biên đề nghị chính quyền TP tạo điều kiện để báo chí đồng hành cùng chương trình cải cách hành chính để có nhiều tác phẩm phong phú trên nhiều lĩnh vực.

Liên quan đến quy hoạch báo chí, ông đề nghị TP nghiên cứu phương án không trái với quy định của trung ương nhưng phù hợp với thực tiễn TP.

Thủy ngân của công ty Rạng Đông đã phát tán ra môi trường

Thủy ngân của công ty Rạng Đông đã phát tán ra môi trường

Thứ trưởng TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, vụ cháy ở công ty Rạng Đông đã làm phát tán ra môi trường từ 15,1 - 27,2 kg thuỷ ngân.

Hồ Văn