- ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa chỉ ra tình trạng coi ngân sách là "tiền chùa" nên sử dụng lãng phí, chi sai mục đích, xây trụ sở được quan tâm nhiều hơn là thực hiện chính sách dân sinh.

Chống tham nhũng, lãng phí trong mua sắm tài sản nhà nước

Lãng phí ngàn tỷ trong khi dân nhọc nhằn mưu sinh

Thảo luận về tình hình ngân sách trước QH sáng nay, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng, có khá nhiều lý do khiến ngân sách khó bền vững, tốc độ tăng chi cân đối NSNN trung bình lớn hơn tốc độ tăng thu cân đối NSNN trung bình, hay tốc độ tăng chi thường xuyên cao hơn thu thường xuyên.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa

Do vậy, theo bà, Chính phủ cần làm rõ những tồn tại chính trong cân đối thu chi NSNN, nguyên nhân chính gây ra thâm hụt ngân sách do đâu, tại sao những bất cập trong chi tiêu công đã được đặt ra từ rất nhiều năm nay nhưng  chậm được khắc phục và vẫn tiếp tục duy trì mức cao.

"Lãng phí trong thu chi, coi ngân sách là 'tiền chùa', lãng phí do chi sai mục đích, chi phục vụ bệnh thành tích, hay tổ chức sự kiện như lễ kỷ niệm, đón nhận danh hiệu một cách hoành tráng, các hoạt động thăm hỏi thì rình rang, xây dựng các trụ sở được quan tâm nhiều hơn là thực hiện các chính sách dân sinh", ĐB Hoa nêu hàng loạt vấn đề.

Ngoài ra, bà cho rằng, việc sử dụng hiệu quả NSNN hiện nay đang cho thấy có vấn đề, khi cần tiết kiệm thì chỉ là cắt giảm hoạt động một cách cơ học, trong khi lẽ ra hiệu quả đầu tư phải được đánh giá qua sản phẩm thu được từ tiền ngân sách như thế nào.

Nữ ĐB tỉnh Đồng Tháp lưu ý, Chính phủ cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo điều hành, tăng cường kỷ luật kỷ cương, kiên quyết chống lãng phí, xác định rõ trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong quản lý ngân sách. 

Dự án BT có thể biến tướng thành giao dịch ngầm

Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hoá Mai Sỹ Diến bày tỏ lo lắng khi vẫn còn khoảng trống pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) ở nhiều địa phương.

Dẫn chứng kết quả kiểm toán, ĐB Diến chỉ rõ, chỉ 1 trong 12 dự án giai đoạn 2013-2017 đấu thầu, còn lại 11 dự án được phân giao qua chỉ định thầu. Thời điểm giao đất thanh toán, thời điểm giao dự án còn nhiều bất cập.

{keywords}
Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hoá Mai Sỹ Diến

"Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh trong thực hiện dự án. Dự án BT có thể trở nên biến tướng thành giao dịch ngầm giữa DN và cơ quan quản lý nhà nước", ông Diến nói.

Ngoài ra, ông Diến cũng cho hay, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi hơn 4.500 tỷ đồng qua các dự án BT. Nhiều dự án, nhà đầu tư được giao nhiều khâu như lập dự án, lập dự toán nhà đầu tư, thẩm định dự án... thực chất đều là một người lập nhưng "đẻ" ra nhiều DN. Điều này dẫn đến không đảm bảo tính khách quan, gây thất thoát cho ngân sách.

Theo ĐB Diến, với các dự án BT nhiều "lùm xùm" như vậy cho thấy chưa thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách và băn khoăn: "Có nên thực hiện tiếp các dự án BT hay không?".

Do vậy, ông đề nghị cần một thể chế mới về hình thức đầu tư BT. 

Mỗi tỉnh, thành phố có một dự án

ĐB Vũ Thị Lưu Mai, ủy viên thường trực UB Tài chính - Ngân sách nêu 2 bất cập, thách thức trong thực hiện đầu tư công, trong đó câu chuyện dàn trải là hạn chế lớn nhất.

Theo bà, tổng mức đầu tư giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng cho 9.620 dự án, nhưng số dự án dở dang tại các địa phương hiện rất lớn.

"Hiếm có quốc gia nào phân bổ đầu tư công như Việt Nam, mỗi tỉnh, thành phố có 1 dự án. Mong muốn của các địa phương là chính đáng, cần thiết, nhưng nợ công, bội chi lớn, bắt buộc chúng ta phải chọn tập trung, không dàn trải. Công bằng không có nghĩa là cào bằng, có trọng tâm không có nghĩa là chỉ một số địa phương được đầu tư", ĐB Hà Nội lưu ý.

Nữ ĐB dẫn chứng tại Australia các dự án dùng vốn nhà nước đều là dự án lớn, như đầu tư vào sân bay; còn ở Hàn Quốc trong số hơn 20 dự án lớn thì 2/3 là vốn từ tư nhân.

Bà cũng chỉ ra bất cập thứ 2 là chưa có đánh giá nào về hiệu quả đầu ra dự án dù đến hết năm 2018 đã có 6.290 dự án hoàn thành và cho rằng không phải dự án nào cũng hiệu quả. "Gần như chúng ta không có câu trả lời về sự hiệu quả cao, thấp hay không hiệu quả của số dự án này".

Bà đề xuất cần sớm hoàn thành tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu ra. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác quy hoạch bởi khi quy hoạch kém sẽ cho ra kế hoạch đầu tư dàn trải.

Lãng phí ngàn tỷ trong khi dân nhọc nhằn mưu sinh

Lãng phí ngàn tỷ trong khi dân nhọc nhằn mưu sinh

Đó là trăn trở của ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) khi nói về tình trạng thất thoát, lãng phí tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng nay.

Hải Phòng: Hàng loạt dự án đội vốn ngàn tỷ

Hải Phòng: Hàng loạt dự án đội vốn ngàn tỷ

Kết luận của TTCP cho thấy hàng chục dự án ở Hải Phòng đội vốn đầu tư, có dự án đội lên hàng nghìn tỉ đồng.

Thêm một dự án đội vốn hơn 7.000 tỷ tại Ninh Bình

Thêm một dự án đội vốn hơn 7.000 tỷ tại Ninh Bình

Không chỉ có dự án đội vốn từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng, Ninh Bình còn có một dự án khác đội vốn từ 2.078 tỷ “đội” lên 9.720 tỷ đồng.

Dự án 72 tỷ thành gần 2.600 tỷ: Khó tìm ‘bột nở’ từ chuột thành voi

Dự án 72 tỷ thành gần 2.600 tỷ: Khó tìm ‘bột nở’ từ chuột thành voi

Liên quan dự án đội vốn từ 72 tỷ lên gần 2.600 tỷ đồng, ĐBQH nói, cả thế giới khó tìm ra ‘bột nở’ nào biến con chuột nhắt thành voi như vậy.

Bí thư Ninh Bình: Cơ chế làm dự án Sào Khê 72 tỷ nở thành 2.595 tỷ

Bí thư Ninh Bình: Cơ chế làm dự án Sào Khê 72 tỷ nở thành 2.595 tỷ

Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho rằng lỗi chính khiến dự án Sào Khê đội vốn từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng là do cơ chế.

Thu Hằng - Hương Quỳnh