Nỗ lực sờ đầu rùa cầu đỗ đại học
Những "sát thủ" mang tên... đình chỉ
thi
Trắng đêm tất tả cùng sĩ tử
Tuyển sinh đại học: Sẵn sàng cho giờ
G
Bật mí về cấu trúc đề thi đại học
2011
Nhật kí ba ngày coi thi méo
mặt
Chưa thi đã chơi vơi
đỗ-trượt
Vừa bước xuống bến xe ở ngã tư Hàng Xanh (TP.HCM), Nguyễn
Thị Hồng, quê ở Di Linh, Lâm Đồng đã được các sinh viên tình nguyện đón và tư
vấn chỗ trọ. Đi xe khách từ Bảo Lộc, Lâm Đồng tới TP.HCM, rồi đi xe buýt và sau
đó bắt xe ôm tới chỗ trọ, cô mất 170.000 đồng. Cũng như gần 200 thí sinh nghèo
khác, Hồng may mắn được ở chỗ trọ miễn phí, được lo ba bữa ăn miễn phí ở Giáo xứ Xây Dựng.
Tô Thị Bích Ngọc đang ôn bài ở chỗ trọ miễn phí. (Ảnh: Hương Giang) |
Hồng cho biết, cô thi vào Trường ĐH Tài chính Marketing, một trong những trường có tỉ lệ chọi cao nhất phía Nam. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi ĐH vào trường này là 26.220 thí sinh, trong khi đó chỉ tiêu là 1.400. Như vậy, Hồng sẽ phải "chọi" với hơn 18 thí sinh khác để giành một chỗ của trường ĐH này. Trong khi đó, năm ngoái, tỉ lệ chọi vào ĐH Harvard danh tiếng nhất của Mỹ là 1 "chọi" 6,9.
Tuy nhiên, Hồng nói: Em không tin tưởng lắm vào việc mình sẽ đỗ, nhưng ĐH là ước mơ lớn nhất của em nên cho dù không đậu cũng phải thi. Nếu năm nay không thi đậu thì sang năm em sẽ thi lại. Đợt 2, em sẽ thi CĐ. Nếu thi sau đợt 1 mà không có chỗ trọ miễn phí, em sẽ về nhà vì không đủ tiền thuê nhà ở đây đợi đến đợt thi CĐ.
Lớp Hồng có khoảng 65% HS thi ĐH, CĐ nhưng em cho biết, tỉ lệ đỗ ĐH, CĐ sẽ rất ít. "Nếu em đỗ ĐH, bố mẹ sẽ cố gắng hết sức để có tiền cho con ăn học", Hồng nói.
Cùng thi vào ĐH Tài chính Marketing có Tô Thị Bích Ngọc, quê ở Đồng Nai. Một mình Ngọc đi xe buýt từ Đồng Nai lên TP.HCM mất có 27.000 đồng để thi ĐH dù cô không tin tưởng mình sẽ đỗ. Ngọc nói, lớp em có khoảng 80% HS thi ĐH, CĐ nhưng đỗ chắc chỉ khoảng 20%, nhưng các bạn quyết không chọn đi học nghề. Ngọc cho biết: Học ĐH vẫn tốt hơn chị ạ!
Con thi ĐH: kỳ tích của gia đình nghèo
Cùng mơ ước cháy bỏng đỗ ĐH như Hồng là thí sinh Mai Quốc Việt, quê ở Gia Lai. Việt vừa xuống đến Bến xe miền Đông, Việt đã may mắn được giới thiệu chỗ trọ miễn phí ở nhà cô Nguyễn Thị Quận ở quận Bình Thạnh, gần Trường ĐH Văn Hiến, nơi em tham dự kỳ thi. Hỏi thăm giá nhà trọ bình dân tại bến xe, Việt được biết mỗi ngày sẽ mất khoảng 180 ngàn đến 210 ngàn đồng/phòng. Như vậy, được ở nhà trọ miễn phí do các sinh viên tình nguyện giới thiệu, Việt đã tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng cho mấy ngày thi.
Mai Quốc Việt- Nguyễn Trọng Bình ôn bài trước ngày thi ở chỗ trọ miễn phí.( Ảnh: Hương Giang) |
Việt tâm sự: Mẹ em không cho đi làm nông nghiệp vì khổ quá, em chỉ muốn sau này được làm công chức để nhàn hạ hơn và đặc biệt đi ra ngoài được hãnh diện với mọi người, cha mẹ em cũng nở mày nở mặt. Cô giáo em cũng bảo, làm nông nghiệp thu nhập khá hơn là đi làm công chức. Nhưng gia đình em đã quyết tâm là em phải vào được ĐH, CĐ rồi, dù lần này không đỗ, năm sau em sẽ quyết tâm thi lại.
Mẹ Việt đi thu mua nông sản của người dân để bán cho các đại lý lớn, bố Việt đi chở hàng cho mẹ, thỉnh thoảng Việt cũng phụ giúp mẹ, nhưng em nói, em không thích các công việc của nhà nông một tí nào.
Nguyễn Trọng Bình, quê ở Bà Rịa- Vũng Tàu, cũng đang ở nhà trọ miễn phí cho biết, chị em chỉ học hết lớp 9, anh trai học hết lớp 8, em là con út nên bố mẹ "đầu tư" hết khả năng để đi thi cho đậu ĐH.
Kiều Thị Thu On và mẹ đang ở chỗ trọ miễn phí của Giáo xứ Xây Dựng. (Ảnh: Hương Giang) |
Kiều Thị Thu On, người dân tộc Chăm, quê ở Ninh Thuận, say xe ô tô và có mẹ đi kèm, em mệt lả khi đến chỗ trọ miễn phí. Để có tiền đi thi ĐH, bố em đã làm tăng ca và vay mượn nhiều người. Mẹ em, để chuẩn bị thật tốt cho con thi đã lên "khảo sát" TP.HCM từ trước để tìm chỗ trọ, nhưng khi nhà trọ đòi tiền đặt cọc trước, mẹ On đã không có đủ tiền đặt nên phải quay về. Thật may, có người giới thiệu chỗ trọ miễn phí, hai mẹ con đã thở phào nhẹ nhõm khi mấy ngày thi không mất tiền ăn và ngủ. Cô Nhã, mẹ của On nói: Chỉ học ĐH, CĐ, may ra đời cháu mới bớt khổ hơn tôi!
Năm ngoái, báo Washington Post đã có một bài viết về kỳ thi ĐH của Việt Nam, một phần nội dung như sau: Đầu tháng này, 1,9 triệu học sinh trung học dự các kỳ thi vào ĐH, CĐ ở Việt Nam. Con số đó cho thấy tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng và thế hệ trẻ ngày càng coi tấm bằng ĐH là hành trang cần thiết vào đời. Vấn đề là hệ thống giáo dục chưa phát triển kịp để đáp ứng đủ nhu cầu. Với gần 85 triệu dân, Việt Nam chỉ có khoảng 400 trường ĐH và cao đẳng, trong khi Mỹ có 310 triệu dân và hơn 4.400 trường. Tỷ lệ sinh viên của Việt Nam chỉ bằng một nửa của Thái Lan và bằng một phần ba của Hàn Quốc. Thậm chí các trường dưới trung bình của Việt Nam cũng có tỷ lệ chọn đầu vào cao tương đương những trường ĐH danh tiếng của Mỹ. Một báo cáo năm 2009 của chính phủ Việt Nam về giáo dục bậc cao cho rằng hệ thống này không bắt kịp được với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo World Bank, tỷ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ của Việt Nam giảm trong thập kỷ qua. Các trường ĐH có trung bình một giảng viên cho 30 sinh viên, tỷ lệ này là cao so với chuẩn quốc tế. Sự cạnh tranh gay gắt để chen chân vào ĐH cũng gây ra tình trạng quá tải ở những nơi đặt địa điểm thi... |
- Hương Giang