- 'Cơn sốt' PISA trong giáo dục giờ đã lan tới Việt Nam, với quyết định
mới nhất: Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở tổ chức triển khai khảo sát thử nghiệm
trong năm 2011.
TIN BÀI KHÁC
Chuyện hiệu trưởng lương 1 triệu đô
Người Việt nhận giải lãnh đạo trẻ toàn cầu
HS THCS Hà Nội trong lễ khai giảng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đồng thời, cử cán bộ tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo, tập huấn và một số công việc khác về PISA do bộ tổ chức; giới thiệu để các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của địa phương hiểu được nội dung cơ bản và những hoạt động chính của chương trình...
Việt Nam đã đăng ký tham gia chương trình PISA vào năm 2012 do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay, việc tham gia PISA được cho là để có được cái nhìn đúng đắn về những mặt mạnh, yếu của hệ thống giáo dục trong nước và rút ra được những bài học cải tổ cần thiết
Chương trình đánh giá học sinh
quốc tế PISA (Program for International Student Assesment) có quy mô toàn cầu, được tổ chức định kỳ 3 năm một
lần, nhằm đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh ở tuổi 15.
Ra đời năm 1997,
PISA đã tiến hành đánh giá các lĩnh vực: Đọc hiểu, toán học, khoa học và khả
năng xử lý tình huống. Ở mỗi nước, số lượng học sinh tham gia vào dự án này dao
động từ 4.500 đến 10.000 em.
Mỹ, Trung "rung rinh" với PISA
|
Ảnh minh họa cho bài viết "có phải HS Mỹ tụt lại phía sau" trên tờ Foreign Policy. |
Qua 4 đợt kiểm tra, Phần Lan là nước có kết quả cao nhất thế giới nếu tính tổng
kết quả ở cả ba lĩnh vực khoa học, toán học và đọc hiểu.
Tờ The New Republic đã có bài phân tích tiêu đề "trẻ em phải được chơi" với
những so sánh và phân tích thú vị giữa giáo dục Mỹ và Phần Lan. Bài báo
cho rằng, vẫn còn nhiều điều các nhà cải cách Mỹ phải học hỏi.
Ở châu Á, ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông 'góp mặt', còn Trung
Quốc, mới chỉ có Thượng Hải tham gia đánh giá thử và ngay lập tức "soán ngôi" đầu
liên tục của Phần Lan.
Theo kết quả mới nhất (PISA 2009), học sinh trung học Mỹ xếp thứ 31/ 65 vùng kinh tế trong lĩnh vực toán học, xếp thứ 13 trong lĩnh vực khoa học và xếp thứ 17 về kỹ năng đọc.
Không chần chừ, ông Arne Duncan- Bộ trưởng Giáo dục, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post rằng, đối với ông, kết quả này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. "Đã bao giờ người Mỹ hài lòng với vị trí trung bình?"
Kết quả này cũng khiến người Mỹ nhận thức được rằng, họ đang phải đối mặt với một “khoảnh khắc Sputnik” như lời của tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu với người dân cả nước.
Và mới tuần trước, tờ Foreign Policy đã có bài viết đặt vấn đề liệu có phải học sinh Mỹ đã tụt lại phía sau?
Trong khi đó, ông LiLiu Jinghai, hiệu trưởng trường trung học số 8 Zhabei ở phía bắc Thượng Hải nói với tờ The New Republic rằng: "Các nước phát triển như Mỹ đừng quá ngạc nhiên. Đây chỉ là một chỉ số đo được những điểm tốt của hệ thống giáo dục Thượng Hải và Trung Quốc, nhưng kết quả không thể che đậy những điểm yếu của chúng tôi".
CHƯƠNG TRÌNH PISA Ở CÁC NƯỚC