- Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký UB TƯ MTTQ VN Vũ Trọng Kim, cần sửa luật MTTQ để luật hóa những trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ mới mà Hiến pháp 2013 quy định cho tổ chức này.
>> Mặt
trận có thể góp ý cải cách thể chế
>> 'Chưa
nên mở rộng giám sát, phản biện của
MTTQ'
>> MTTQ
- người phản biện chân
tình của Đảng
>> Làm
rõ giám sát và phản biện của
MTTQ
Trong đó có những quy định như MTTQ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân…
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký UB TƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim. Ảnh: XĐ |
Riêng về vấn đề có nên quy định trong luật việc MTTQ góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với dự thảo đường lối, chính sách của Đảng hay không vẫn còn hai luồng ý kiến khác nhau, ông Vũ Trọng Kim cho biết.
Ý kiến của đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ là: Trong thực tiễn hoạt động lập pháp của nước ta từ trước đến nay, ngoài Hiến pháp, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về Đảng với tư cách là một bên trong quan hệ pháp lý.
"Vì vậy, để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề này, luật MTTQ chỉ nên quy định về việc giám sát, tham gia góp ý của MTTQ với cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy chế hoạt động của hệ thống nhà nước", ông Vũ Trọng Kim nói.
"Những vấn đề liên quan đến việc Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng nên để quy định trong các văn bản của Đảng như từ trước đến nay".
Các văn bản của Đảng có quy định vấn đề này như “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” đang được triển khai thực hiện.
Đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra, UB Pháp luật QH, tán thành việc không quy định trong luật việc MTTQ tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên, phản biện xã hội đối với dự thảo đường lối, chính sách của Đảng.
Nhưng một số ý kiến cho rằng nên quy định để luật hóa một trong những điểm mới của Hiến pháp là ghi nhận chức năng của MTTQ trong việc “giám sát và phản biện xã hội”, cũng như quy định Đảng "chịu sự giám sát của nhân dân”, Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý cho biết.
Hoạt động phản biện xã hội của MTTQ cũng nhận được các ý kiến khác nhau từ cơ quan thẩm tra. Nhiều ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay chỉ nên giới hạn phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản pháp luật, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ.
Nhưng cũng có ý kiến không đồng tình với giới hạn đó, mà mở rộng đến cả những văn bản pháp luật, chương trình, dự án, đề án đã được ban hành, phê duyệt, vì chính trong quá trình tổ chức thực hiện, các văn bản, chương trình, dự án này mới bộc lộ hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung để làm tốt hơn.
Dự thảo luật MTTQ sẽ được các ĐB thảo luận ở tổ ngày 5/11 và ở hội trường ngày 12/11.
Chung Hoàng