- Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long vừa quyết định phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2017 của ngành Tư pháp.
Thứ nhất: Bước hoàn thiện pháp luật quan trọng của ngành Tư pháp: Luật Trợ giúp pháp lý lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp làm trung tâm; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mở rộng phạm vi, nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Việc QH thông qua 2 luật này là bước hoàn thiện quan trọng đối với khung pháp lý trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, bồi thường nhà nước.
Trong đó, luật Trợ giúp pháp lý với tinh thần lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý làm trung tâm, mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý và quy định nhiều cơ chế để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thể hiện rõ hơn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại cho công dân, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Qua đó phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ 2: Hợp tác song phương trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp phát triển lên tầm cao mới với điểm nhấn là bước đột phá trong quan hệ với các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Trung Quốc đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất hơn.
Thứ 3: Công tác tổ chức thi hành pháp luật có nhiều chuyển biến: Chấm dứt nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều đổi mới; phản ứng chính sách kịp thời, nhạy bén hơn.
Thứ 4: Đúc rút, vận dụng giá trị lịch sử về cải cách pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Bộ Tư pháp đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu làm sáng tỏ và phổ biến những bài học kinh nghiệm quý về cải cách pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước và trọng dụng hiền tài dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Điểm nhấn là việc Bộ Tư pháp đã phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại” tại Thanh Hóa nhân kỷ niệm 520 năm ngày mất của nhà vua.
Thứ 5: Công tác thi hành án dân sự tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay về việc và về tiền thi hành án.
Cụ thể, số việc và tiền thụ lý tăng (5,57% về việc và 19,67% về tiền, tương đương gần 173 nghìn tỷ đồng), đã thi hành xong số việc, số tiền cao nhất từ trước đến nay, cao hơn so với năm 2016 là hơn 19 nghìn việc và 6 nghìn tỷ đồng.
Thứ 6: Triển khai chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 và mở rộng hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch đạt nhiều kết quả quan trọng.
Cùng với đó, tiếp tục triển khai luật Hộ tịch, đến nay, toàn ngành đã mở rộng triển khai phần mềm đăng ký khai sinh tại 17 tỉnh/TP; triển khai phần mềm đăng ký hộ tịch (phiên bản đầy đủ) tại 15 tỉnh/TP...
Thứ 7: Vận hành phần mềm đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng động sản đạt mức độ cao nhất về dịch vụ công trực tuyến, góp phần cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, DN. Đây là dịch vụ công đầu tiên trong lĩnh vực tư pháp cung cấp trực tuyến ở mức độ cao nhất. Năm 2017, các trung tâm đăng ký giao dịch tài sản thuộc Bộ đã giải quyết gần một triệu đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin và văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông (tăng 27% so với năm 2016), trong đó, số đơn đăng ký trực tuyến chiếm hơn 50%.
Thứ 8: Các cơ sở đào tạo khởi sắc về chỉ tiêu, chất lượng đào tạo, góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, phục vụ hội nhập quốc tế.
Thứ 9: Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật vượt tiến độ, đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của người dân, DN. Bộ Tư pháp đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành thực hiện pháp điển xong đối với 67/265 đề mục. Gần 2.000 văn bản trên tổng số khoảng 10.000 văn bản quy phạm pháp luật của TƯ đã được rà soát, làm “sạch” và tập hợp, sắp xếp vào bộ pháp điển…
Thứ 10: Tích cực, chủ động hưởng ứng thông điệp của Chính phủ về “hỗ trợ DN khởi nghiệp”, Bộ Tư pháp cùng tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã rà soát tổng thể các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN liên quan đến các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường, đầu tư, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành; qua đó đã đề xuất Thủ tướng chỉ đạo sửa đổi, bổ sung 16 luật trong các lĩnh vực này.
Đã thu hồi được 3/4 tài sản phải thi hành án của Bầu Kiên
Trong tổng tài sản gần 100 tỷ đồng của Bầu Kiên cần phải thi hành án, đến nay đã thu hồi được 3/4, còn lại đang tiếp tục thực hiện.
Vụ ông Nén: Nhiều người tranh thủ đòi bồi thường
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, trong vụ ông Nén, nhiều người không thuộc đối tượng bối thường cũng lợi dụng để đòi thêm tiền.
Giấy phép con tạo kẽ hở cho nhũng nhiễu
Một số điều kiện đầu tư kinh doanh chưa hợp lý đã làm hạn chế cơ hội gia nhập thị trường, tạo kẽ hở cho các hành vi nhũng nhiễu.
Việc cấp mã số định danh cá nhân sẽ bị chậm
Do dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được phê duyệt, việc cấp mã số định danh cá nhân cũng sẽ không thể đúng thời hạn 1/1/2016 như QH yêu cầu.
Bộ Công an: Không thể 'chạy' số định danh cá nhân đẹp
Giải tỏa lo lắng của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nói: Số định danh cá nhân cấp ngẫu nhiên, không thể 'chạy'.
Bộ Công an: Bỏ hộ khẩu giấy, chuyển sang hộ khẩu công nghệ
Trung tướng Trần Văn Vệ cho biết, không có chuyện bỏ sổ hộ khẩu mà chỉ bỏ phương thức quản lý từ thủ công sang công nghệ.
Thu Hằng