Hậu quả của việc quan hệ tình dục bừa bãi của công nhân các KCN, cụ thể như ở Bắc Thăng Long đã dẫn đến tình trạng nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi tại đây.

TIN BÀI KHÁC
 

Công nhân trải áo mưa, nilông, giấy báo để... 'hành sự'.

Hiện nay chỉ riêng tại địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội đã có khoảng 3000 lao động tạm trụ. Trong đó khoảng 80% số lao động này là phụ nữ. Chính vì vậy việc truyên truyền và giáo dục kĩ năng sống cho những công nhân này gặp rất nhiều khó khăn.

Nơi tâm sự của các công nhân vào buổi tối

Vì vậy tình trạng nam nữ công nhân sau mỗi ngày làm việc, đến buổi tối thường rủ nhau ra các con đường vắng trong xã trải áo mưa, nilông, giấy báo để... 'hành sự' đã trở lên rất phổ biến. Không chỉ ngồi trò chuyện tâm sự mà những nam nữ công nhân này còn làm nhiều việc khác giống như ở nhà của mình mà không ngại ngần những con mắt của mọi người nhòm ngó. Chính vì vậy đã tạo lên các con đường đầy bao cao su khiến cho mọi người đi qua phải giật mình hoảng hốt.

Trao đổi với Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam chị Lê Thị Minh Nhàn, Chủ tịch hội phụ nữ xã Kim Chung cho biết, cứ đến buổi tối bất kì các con đường vắng nào trên địa bàn của xã cũng có thể bắt gặp các đôi nam nữ ngồi tâm sự.

Bản thân chị nhiều lần có việc đi vào ban đêm cũng gặp và không khỏi ái ngại với những trường hợp này: “Nhiều hội viên phụ nữ có nhà trọ cho thuê cũng phản ánh tình trạng nam nữ công nhân ở cùng nhau như vợ chồng. Một số chủ nhà không cho nam nữ ở cùng nhau thì họ lại lén lút đêm đến ngủ cùng nhau”.

Chị Nhàn ái ngại mỗi khi đi qua các nơi nam nữ công nhân tâm sự vào buổi tối

Chị Nhàn cũng cho biết thêm, trước khi khu công nghiệp Bắc Thăng Long đi vào hoạt động trên địa bàn xã chỉ có 1 đến 2 cơ sở y tế có dịch vụ nạo phá thai. Tuy nhiên từ sau khi khu công nghiệp đi vào hoạt động năm 1998 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng hơn 10 cơ sở y tế có dịch vụ này: “Một số hội viên phụ nữ có nhà ở gần các cơ sở y tế này phản ánh với chúng tôi rằng có rất nhiều nữ công nhân đến đấy để nạo hút thai. Hầu hết các nữ công nhân đều phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân này nên chúng tôi không thể nắm bắt được số lượng tình trạng nạo phá thai của công nhân”, chị Nhàn cho biết.

Đến những đứa trẻ bị bỏ rơi

Bà Trần Thị Bười, chủ tịch hội người cao tuổi xã Kim Chung, người trước đó cũng có nhiều năm công tác trong hội phụ nữ ở xã cho biết: Việc các nam nữ công nhân ngồi giữa đường tâm sự như ở nhà của mình khiến cho các cụ già trong xã đi thể dục lúc đầu hết sức bức xúc. Mọi người cũng đã phản ánh lên một số cuộc họp của thôn, xã nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gì. Sau dần mọi người cũng quen dần với tình trạng này.

Bà bưởi còn cho biết ít nhất có hai trường hợp chủ nhà trọ bắt được quả tang các đôi nam nữ ngủ với nhau trong phòng trọ rồi phạt họ với số tiền khoảng 600 nghìn đồng. Tuy nhiên sau đó các đôi nam nữ này đã làm đơn kiện chủ nhà và hiện nay các chủ nhà trọ này vẫn bị cơ quan công an giam giữ. Việc ngăn chặn các đôi nam nữ ở cùng nhau nhưng chỉ vì thiếu hiểu biết về pháp luật nên những chủ nhà trọ này đã vướng vào vòng lao lí.

“Trong những năm gần đây đã có khoảng 5 đến 6 đứa trẻ sau khi sinh ra bị mẹ chúng bỏ rơi tại khu công nghiệp này. Mẹ của những đứa trẻ bị bỏ rơi này không ai khác chính là các nữ công nhân đã trót có con với người yêu nhưng không thể giữ lại vì nhiều lí do. Có những đứa trẻ được vài tháng rồi vài ngày được các bà mẹ mang đến trước cửa nhà dân bỏ lại. Mới đây nhất là năm 2010, một bé trai nặng khoảng hơn 3kg cũng bị bỏ rơi tại xã. Rất may là các trường hợp đó đều được người dân đón nhận về nuôi dưỡng”, bà Bưởi cho biết.

(Theo GDVN)