-  Em bị cho nghỉ việc ở công ty cũ. Thời gian thanh lý hợp đồng là 01/10/2014 nhưng đến nay em vẫn chưa được chốt sổ BH do Công ty cũ vẫn nợ BH.

TIN BÀI KHÁC

Hơn nữa, công ty đóng BH với mức lương không đúng với lương thực nhận. Em đã nói theo luật, thời gian chốt sổ muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày thanh lý hợp đồng và công ty cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm chốt sổ trong thời gian để người lao động kịp làm hồ sơ trợ cấp thất nghiệp. Nhưng họ mặc kệ và không chịu chốt sổ, nói rằng không có trách nhiệm bồi thường tiền trợ cấp thất nghiệp nếu như họ chốt sổ muộn. Em phải làm gì?

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Điểm c Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ: “Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;”

Các khoản 1, 2, 3 điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Trường hợp không được đảm bảo quyền lợi, người lao động có quyền khiếu nại đến người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nếu không được đảm bảo quyền lợi khi đã khiếu nại đến NSDLĐ thì NLĐ có thể áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp theo động cá nhân theo quy định của Bộ luật Lao động 2012: Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.

Theo đó, bạn có thể đề nghị hòa giải tại hòa giải viên lao động tại Phòng LĐTBXH hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Về thẩm quyền của tòa án, Điểm d Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 quy định: “đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”

Về thời hiệu yêu cầu giải quyết, căn cứ Điều 202 BLLĐ 2012:

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).