Gần 40 năm mà con đường đi vào làng chài Quảng Bình vẫn là đường đất, um tùm những rặng bàn chải, xương rồng mọc hoang, chen chúc những mái nhà tạm bợ…

Cư dân làng chài bám biển thu nhập bấp bênh. Họ phải sống chen chúc trong những căn nhà lụp xụp ghép bằng những mảnh ván, tôn bên mép nước đầy rác rưởi hôi hám. 

Họ đều mong mỏi được tái định cư để có chỗ ở ổn định để có điểm tựa vươn lên thoát nghèo.

{keywords}
Cư dân làng chài bám biển thu nhập bấp bênh.

Theo tìm hiểu, do vướng công tác quản lý hộ khẩu nên theo thống kê của phường, làng chài vẫn 48 hộ như lúc đầu khi hình thành làng, nhưng thực tế hiện nay đã hơn 90 hộ, với gần 500 nhân khẩu. Ông Đỗ Tấn Anh - Phó Bí thư Đảng ủy phường Cam Phúc Nam chia sẻ: “Làng chài trước đây là thôn Phúc Ninh, hiện nay sáp nhập thuộc tổ dân phố Ninh Xuân. Chính quyền địa phương tuy biết bà con di dân tự do nhưng không phân biệt đối xử; các chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế… vẫn được hưởng như bao người dân khác. Khó nhất là chính sách về đất đai, xây dựng, phường không cho phép người dân làng chài sửa chữa, xây dựng nhà cửa trong khu vực quy hoạch. Vì thế, nhà cửa xuống cấp, hạ tầng khu vực này rất kém”.

Theo ông Đoàn Công Nhân - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Cam Ranh, mới đây, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với phường Cam Phúc Nam (giao TP. Cam Ranh lập quy hoạch khu dân cư trên phù hợp với định hướng phát triển của địa phương), thành phố đã giao Phòng Quản lý đô thị và đơn vị tư vấn khảo sát, tham mưu thành phố điều chỉnh một phần diện tích để quy hoạch thành khu dân cư, bố trí tái định cư cho các hộ.

Đến nay, Phòng Quản lý đô thị đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch, đề xuất khoảng 216ha phía tây khu quy hoạch dự án Công viên sinh thái Cam Phúc Nam thành khu tái định cư; sau đó tổ chức lấy ý kiến khu dân cư và cơ quan chức năng để lập thủ tục điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo đúng quy định.

Mạnh Hưng