- Nguyên Phó chủ nhiệm VPQH Trần Ngọc Đường kể, hồi ông tham gia các phiên họp của UB pháp luật của QH, nếu các bộ ngành cử vụ trưởng đến họp là giải tán, không cho họp, ít nhất phải cử thứ trưởng.

Sáng nay, MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học MTTQ Việt Nam với nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật.

Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực khẳng định việc phát huy dân chủ, đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích trong xây dựng chính sách, pháp luật. MTTQ Muốn thực hiện được nhiệm vụ là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân thì phải tích cực tham gia xây dựng pháp luật và giám sát, phản biện xã hội.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam cũng thẳng thắn thực tế việc tham gia góp ý của MTTQ chưa đề cập sâu đến những vấn đề lớn mà nhân dân quan tâm; việc tổ chức lấy ý kiến còn hạn chế, mang tính hình thức...

{keywords}
Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực

Nhiều nơi lấy ý kiến Mặt trận để hợp thức hoá quy trình

GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật của MTTQ Việt Nam chỉ rõ thực tế nhiều nơi thực hiện công đoạn lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam dường như để hợp thức hoá quy trình, nên việc cử người đến tham dự để giải trình và tiếp thu không phù hợp, tài liệu văn bản “nước đến chân” mới gửi, không kịp nghiên cứu và cho ý kiến.

Một bất cập khác được GS Đường chỉ ra là những quy định của pháp luật hiện tại đều đưa ra phản biện là do yêu cầy của cơ quan soạn thảo, MTTQ các cấp không thể chủ động đưa vào chương trình phản biện hàng năm.

Do đó, ông Đường đề nghị cần cụ thể hoá hơn nữa văn bản nào là văn bản cần được phản biện xã hội và quy trình phản biện xã hội trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật cũng cần quy định trách nhiệm trả lời văn bản phản biện xã hội của MTTQ các cấp, trong đó chỉ rõ đã tiếp thu, sửa chữa văn bản những ý kiến gì, ý kiến nào không tiếp thu, vì sao.

{keywords}
GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật của MTTQ Việt Nam

GS Đường lưu ý cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần phải cử người có trách nhiệm tới các cuộc họp phản biện xã hội và các cuộc họp góp ý để vừa thể hiện sự trân trọng cuộc họp, vừa đủ trình độ để tiếp thu và giải trình tại các cuộc họp.

“Hồi tôi tham gia UB pháp luật của QH, khi đó nếu cử Vụ trưởng đến họp là giải tán, không cho họp, ít nhất phải cử Thứ trưởng đến tham gia, đại diện cơ quan soạn thảo để trình bày với Uỷ ban, vì người có trách nhiệm mới hiểu được vấn đề, mới lĩnh hội được ý kiến, chứ cử những người như thư ký đến thì không có tác dụng gì”, ông nói.

Vẫn còn rất hình thức

Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam cho rằng ngay sau khi đổi mới chúng ta đã nói đến việc trưng cầu ý kiến nhân dân nhưng đến bây giờ vẫn chưa thực hiện.

Ông kể, thời kỳ trước ông làm mỗi năm ít nhất là 20 dự án luật pháp lệnh, có lúc lên tới 30. Thực tế các bộ ngành cũng lấy ý kiến các dự án, chương trình. Cho rằng việc góp ý kiến xây dựng văn bản luật, pháp lệnh có ý nghĩa quan trọng, là công việc thường xuyên và là thước đo vai trò của MTTQ trong xây dựng chính quyền, ông Thường băn khoăn: “Thử đánh giá xem việc lấy ý kiến có hình thức không?”.

“Tôi thấy vẫn còn rất hình thức. Điều quan trọng đầu tiên là MTTQ phải đổi mới. Đổi mới cái gì? Trước hết phải đổi mới hoạt động của các hội đồng tư vấn. Tôi tham gia MTTQ 30 năm, tôi thấy hội đồng tư vấn chưa đổi mới được. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều, nhiều vấn đề nhưng bây giờ vẫn chưa thực hiện được”, nguyên Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam chia sẻ.

Ông Thường nêu thực tế, các ý kiến góp ý của MTTQ chả có cơ quan nào trả lời xem tiếp thu hay không tiếp thu, tiếp thu như thế nào, cái nào không tiếp thu. Vì vậy, ông đề nghị cần quy định cụ thể để bảo đảm, các ý kiến góp ý của MTTQ được tiếp thu. Còn không có quy chế, chỉ nói theo quy định pháp luật một cách chung chung thì không hiệu quả.

MTTQ đại diện lợi ích chính đáng hợp pháp chính đáng của nhân dân, do đó phải tập trung đánh giá chính sách này đối với nhân dân như thế nào, có vướng với đường lối, chủ trương của Đảng không; có thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân không.

Chủ tịch nước: Tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng của các nhà khoa học

Chủ tịch nước: Tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng của các nhà khoa học

Chủ tịch nước đề nghị cần tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học.

Bộ trưởng Tô Lâm ‘đặt hàng’ Cục Tổ chức cán bộ

Bộ trưởng Tô Lâm ‘đặt hàng’ Cục Tổ chức cán bộ

Bộ trưởng Công an yêu cầu Cục Tổ chức cán bộ chủ động phối hợp với các đơn vị sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý, khoa học, sử dụng hiệu quả từng biên chế.

ĐB Hà Sỹ Đồng: Tránh lợi dụng kẽ hở chính sách tạo lợi ích nhóm

ĐB Hà Sỹ Đồng: Tránh lợi dụng kẽ hở chính sách tạo lợi ích nhóm

ĐB Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đề nghị quy định rõ trường hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch cục bộ, tránh lợi dụng kẽ hở chính sách tạo lợi ích nhóm.

'Nói lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách là khái quát hơi mạnh'

'Nói lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách là khái quát hơi mạnh'

Bộ trưởng Tư pháp cho rằng gọi lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách thì "khái quát hơi mạnh" nhưng có tình trạng "cái nhìn thuận lợi hơn cho bộ, ngành mình".

Tăng trưởng GDP năm 2018 có thể vượt mục tiêu

Tăng trưởng GDP năm 2018 có thể vượt mục tiêu

Thủ tướng cho biết, qua phân tích, 12/12 chỉ tiêu năm 2018 mà QH giao có thể đạt và vượt, trong đó, 8 chỉ tiêu vượt, 4 chỉ tiêu đạt, GDP đạt trên 6,7%.

Thu Hằng