{keywords}
Người tiêu dùng TP.HCM đặt hàng thiết yếu trên sàn Vỏ Sò

Để đảm bảo cung ứng hàng hóa trong bối cảnh nhiều địa phương giãn cách, Bộ Công thương đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển, với điều kiện cần bảo đảm phòng chống, dịch Covid-19, ngoại trừ những hàng hóa hạn chế kinh doanh theo Luật thương mại. Ngay sau đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có ý kiến chỉ đạo các địa phương tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19.

Các công tác triển khai tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa cũng được các bộ, ngành liên tục theo dõi và chỉ đạo sát với mục tiêu cung cấp đủ hàng hóa cần thiết cho bà con ở các địa phương.

Theo thông tin từ Tổ công tác hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử và bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội của Bộ TT&TT, hiện nay đã có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vận chuyển, cung ứng hàng thiết yếu.

Ngoài bưu tá của Vnpost, Viettel Post, shipper của nhiều đơn vị vận chuyển khác như Công ty cổ phần dịch vụ Giao hàng Nhanh, Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm, Công ty Thuận Phong, Lalamove, Supership, Proship… cũng đã được cấp mã giao hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Tại Hà Nội, đến ngày 30/7 đã có 15.255 bưu tá và shipper được cấp mã hoạt động trong thời gian giãn cách. Trong đó, có 13.668 bưu tá của 20 doanh nghiệp bưu chính được cấp mã, chiếm hơn 89,5%.

Theo số liệu thống kê tại 24 địa phương đang thực hiện giãn cách, đã có 3.688 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu. Các đơn vị đã cung cấp 6.150 tấn hàng hóa với tổng giá trị hàng hóa thiết yếu được đưa đến tay người tiêu dùng đạt 151.22 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khối lượng hàng hóa vận chuyển theo chỉ đạo của Chính quyền địa phương đã tăng lên từng ngày. Theo số liệu thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển ở địa phương đạt 2.375 tấn hàng hóa.

Ngoài đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, đảm bảo tiêu thụ hàng hóa cho bà con là mục tiêu được Bộ TT&TT và Bộ Công thương nhất trí cao sau cuộc họp liên bộ nhằm thực hiện Kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội và hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, do hai Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn và Đỗ Thắng Hải chủ trì vào ngày 27/7 vừa qua.

Ngày 29/7, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng đã tham dự Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện giãn cách phòng, chống Covid-19 nhằm hỗ trợ 19 tỉnh, thành phố phía Nam tháo gỡ khó khăn trong việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Ngay sau cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn TMĐT tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam trong mùa dịch Covid-19 và chỉ đạo 2 doanh nghiệp bưu chính hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa vụ cho bà con nông dân thông qua 2 sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Posmart.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đề nghị các Sở TT&TT của 19 tỉnh, thành phía Nam nghiên cứu kỹ và lên phương án cụ thể để triển khai 2 kế hoạch Bộ đã phê duyệt, theo đặc thù của tỉnh mình: “Trước mắt, Sở TT&TT tập trung cùng các sở, ngành khác và 2 doanh nghiệp bưu chính rà soát sản lượng của từng sản phẩm nông sản và khả năng hỗ trợ tiêu thụ của 2 sàn”.

Yêu cầu các Sở TT&TT coi hỗ trợ tiêu thụ nông sản là việc của mình, Thứ trưởng cũng đề nghị các Sở tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa. Sở TT&TT còn là đầu mối tiếp nhận các thông tin về tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân để chuyển Bộ TT&TT chủ trì, triển khai chiến dịch truyền thông qua các kênh thông tin như: Tin nhắn, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, báo chí…

Duy Vũ

Kiến nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho shipper, lưu thông thêm hàng hoá

Kiến nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho shipper, lưu thông thêm hàng hoá

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam kiến nghị cho phép lưu thông danh mục hàng hóa như trong điều kiện bình thường và đưa shipper vào danh sách ưu tiên ở mức cao được tiêm vắc xin.