Mùa hè vừa qua, Nguyễn Thị Nga sống tại TP.HCM đã cùng con tham gia một tuần lễ đầy ý nghĩa về bảo tồn loài rùa biển tại Ninh Thuận. Nhìn con gặp gỡ các bạn rùa biển như gặp bạn thân, ánh mắt tràn đầy hạnh phúc cũng giúp bà mẹ này cảm thấy vui. 

Đưa con về đây, trẻ được tìm hiểu tập tính rùa biển, được các chuyên gia về sinh vật học giảng dạy về quá trình tiến hóa của rùa biển. Đặc biệt, đặc điểm sinh học của loài có một gene định hướng giúp loài cảm nhận từ trường trái đất và giúp chúng định vị nơi mình sinh ra. Khoảng 20 – 40 năm sau, nếu sống sót rùa sẽ tìm về nơi sinh ra để sinh con. Khi đẻ trứng xong trước khi về lại biển, rùa mẹ còn biết tạo ra các ổ đẻ giả nhằm đánh lừa kẻ thù, giới tính của rùa do môi trường quyết định. 

W-bao-ve-rua-bien-1.png
Những Rùa biển con được thả về với biển tại Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận. 

Trong một tuần lễ, trẻ còn được trao những bom hạt giống. Hạt được vo tròn từ đất và phân tạo thành những viêm như bom. Mỗi bước chân của tình nguyện viên lại thả những bom này để gieo thêm mầm xanh, góp phần vào đa dạng sinh học cho Vườn.

Chuyến đi của các con cùng với phụ huynh không chỉ chung ta bảo vệ môi trường, bảo vệ loài rùa biển mà từ những kiến thức, trải nghiệm đó tạo nên ý thức bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên, trong đó có loài Rùa biển.

Theo anh Phạm Mỹ Trung – nhà sinh vật học tại Đồng Nai chia sẻ, hằng năm Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận đều tổ chức các chương trình chung tay bảo vệ rùa biển. 

Đặc điểm của bảo vệ rùa biển là diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, cũng là thời điểm trẻ được nghỉ hè. Để tuyên truyền giáo dục tình yêu thiên nhiên đến trẻ, anh Trung và bạn bè đã xây dựng các chương trình tham gia tình nguyện bảo vệ rùa biển từ tháng 5 đến hết tháng 10 dành cho các bạn học sinh. 

Thời điểm này, loài rùa biển lại trở về bãi đẻ sau một hành trình chu du kiếm ăn và tìm kiếm bạn tình trên khắp các đại dương. Nhiều cá thể rùa biển biết yêu và sinh sản lần đầu và chúng đã trải qua hơn 30 năm để quay lại chính bãi biển nơi nó chào đời. Đây là một hành trình rất xa xôi và đầy khó khăn. Một số cá thể rùa trưởng thành được các nhà bảo tồn gắn thẻ tìm thấy ở Indonesia, Malaysia và thậm chí là Florida đã quay về bãi đẻ ở Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận.

Các nhà nghiên cứu về rùa biển tính toán rằng: Trong tự nhiên, cứ 1.000 quả trứng rùa biển được đẻ ra thì chỉ có duy nhất 1 cá thể rùa sống đến lúc trưởng thành và kẻ thù lớn nhất của rùa biển lại chính là con người. Do vậy việc bảo tồn rùa biển có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hệ sinh thái của chúng ta. 

“Là một người nghiên cứu bảo tồn, cá nhân tôi luôn trăn trở với công việc bảo tồn thiên nhiên hoang dã, trong đó có bảo tồn rùa biển” – anh Trung chia sẻ. 

Trong nhiều năm qua, đã có hàng nghìn bạn tình nguyện viên từ khắp mọi miền Tổ quốc đã tham gia chương trình này và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ với kết quả mỹ mãn. Các đợt tình nguyện này đều được đăng ký và tuyển chọn kỹ càng. Mỗi trẻ được kèm theo một phụ huynh. Mỗi tuần sẽ có 6 bạn tham gia. Trẻ được ăn ở tại Hero House ngay tại Vườn quốc gia Núi Chúa. 

Vườn Quốc gia Núi Chúa là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. Từ đầu năm tới nay, Vườn đã cứu hộ thành công và thả 1.668 rùa con về biển an toàn. Các cá thể rùa biển này thuộc danh sách loài nguy cấp, quý hiếm đang được ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt.

Phương Thúy và nhóm PV, BTV