- Cuộc tranh luận nóng về 2 năm hoạt động thí điểm của Uber và Grab nhưng vẫn chưa tìm được phương án quản lý loại hình vận tải này.
Vấn đề đặt ra tại cuộc tổng kết 2 năm thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.
Đại diện Sở GTVT TP.HCM đánh giá Uber, Grab hoạt động người dân được hưởng các dịch vụ tốt hơn, đi lại gọi xe thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do quan niệm Uber, Grab là một loại hình hợp đồng điện tử nên số lượng tăng lên rất nhanh, khó kiểm soát.
Do vậy, nếu tiếp tục thí điểm cần bổ sung chế tài. Trong đó, Bộ GTVT cần chốt số lượng xe và giao cho địa phương quản lý, còn như hiện nay số lượng xe chủ yếu do DN báo cáo và chưa kiểm tra lại được.
Nhiều tranh cãi trong hoạt động thí điểm của Uber, Grab |
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cũng nêu lên thực tế. Với Uber,Grab giá cước rẻ nhưng không kiểm soát được vì linh hoạt theo giờ, đối tượng khuyến mại, thời gian khuyến mại... hoàn toàn do nhà công nghệ quyết, người tiêu dùng buộc phải chấp nhận, cơ quan quản lý không khống chế được trần giá.
Ông Viện cho rằng, cần nhận diện đúng bản chất của Uber, Grab để quản lý chứ không cấm.
“Mới đây nhất trong nghị quyết của HĐND TP cũng quyết định quản lý loại hình này như taxi, phù hợp với bản chất hơn là xe hợp đồng”- ông Viện nói.
Ông Nguyễn Văn Dần, Phó giám đốc Sở GTVT Khánh Hoà cho rằng, Uber, Grab chưa có trụ sở tại Khánh Hoà nhưng đưa xe từ TP.HCM tới hoạt động bát nháo, lực lượng chức năng rất khó quản lý.
Ông Dần đề nghị Bộ GTVT cho dừng thí điểm với Uber và Grab trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, Khánh Hoà có toàn quyền quyết định, có thể cho thanh tra làm, không đúng yêu cầu cho dừng thí điểm ngay, không cần xin ý kiến Bộ.
Chưa cạnh tranh công bằng
Đại diện DN taxi truyền thống Vinasun bức xúc, trong khi DN phải đầu tư xe, đầu tư bến bãi và hoạt động kinh doanh dựa trên các điều kiện của taxi thì Uber, Grab chỉ có phần mềm nhưng lại đang điều hành một số lượng xe lớn cạnh tranh bất bình đẳng với taxi.
Đại diện taxi truyền thống Vinasun nêu thực tế, mỗi năm hàng nghìn xe của Grab nộp 9 tỷ đồng tiền thuế, trong khi Vinasun nộp 2.500 tỷ đồng. Nếu mỗi năm Vinasun né được 1 tỷ đồng tiền thuế thì giá của hãng sẽ cạnh tranh hơn nhiều.
Theo đại diện Bộ Tài chính, Bộ GTVT cần yêu cầu Uber, Grab phải có trụ sở tại Việt Nam mới có thể thu thuế.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ |
Về việc công khai mức giá cước, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, nêu: Quy định giá vận tải phải công bố công khai và niêm yết, nhưng 2 sở GTVT Hà Nội và TP.HCM đều cho rằng Uber, Grab không công khai niêm yết mà tự quyết, công ty công nghệ tại sao quyết định giá cước?
Trả lời câu hỏi này, ông Tom White, Giám đốc điều hành Uber VN khẳng định hoàn toàn tuân thủ quyết định 24 của Bộ GTVT, minh bạch về giá cho các bên là tài xế và người gọi xe. Giá do người sử dụng và công ty cung cấp quyết định.
Tuy nhiên ông Hùng cho rằng, câu trả lời này chưa xác đáng, vì theo quy định của VN, giá phải được công khai minh bạch với Sở Tài chính địa phương.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ thẳng thắn: DN cung cấp phần mềm là ông chủ, lái xe chỉ là người làm thuê. Vậy quản lý ông chủ như thế nào? Từ tính giá, cự ly, doanh thu do chủ phần mềm quyết định thì lợi nhuận cũng rơi vào chủ phần mềm.
“Theo quy định của VN, giá cước phải công khai minh bạch. Do vậy nếu Bộ GTVT đưa điều kiện hoạt động như taxi truyền thống thì Uber và Grab phải nghiêm túc thực hiện”, Thứ trưởng nói.
"Các DN vào VN phải tuân thủ quy định pháp luật VN'' - Thứ trưởng khẳng định. Các đơn vị cung cấp phần mềm nếu không thực hiện theo đúng các quy định trong thí điểm và phạm vi được phép thí điểm sẽ phải dừng hoạt động cung cấp dịch vụ và bị kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
Ông cũng nêu thực tế việc quy định 5 loại hình kinh doanh vận tải hiện nay trong luật không rõ, tạo nhiều lỗ hổng, còn bất cập chưa tạo sân chơi bình đẳng và điều kiện kinh doanh giữa loại hình mới và taxi truyền thống. Do vậy luật cần phải sửa đổi để quản lý tốt hơn.
Quy định mới của Bộ GTVT với Uber, Grab
Bộ GTVT yêu cầu các xe Uber, Grab phải niêm yết tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh ở hai bên thân xe, có logo nhận diện.
TP.HCM yêu cầu gỡ băng rôn phản đối Grab, Uber
Cho rằng việc dán decal trên xe phản ứng Uber và Grap là không hay, Sở GTVT TPHCM đã tổ chức họp khẩn yêu cầu taxi hãng Vinasun chấm dứt dán băng rôn phản đối Grab, Uber.
Thủ tướng trả lời ĐBQH Dương Trung Quốc về Grab, Uber
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản trả lời chất vấn của ĐBQH Dương Trung Quốc về việc thử nghiệm kinh doanh của Grab và Uber.
Bất lực nhìn Uber, Grab trốn thuế?
Việc các DN taxi truyền thống “tố” Uber, Grab trốn thuế, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: Bộ sẽ làm việc với Bộ Tài chính để quản lý thuế tốt hơn...
Vũ Điệp