Mới đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy tàn tích của một con tàu được cho là tàu dùng để vận chuyển những khối đá khổng lồ tại khu vực ngoại ô Cairo, Ai Cập. Những phát hiện này đã phần nào làm sáng tỏ bí ẩn về phương pháp xây dựng Kim tự tháp Giza, hay còn gọi là Lăng mộ vua Khufu cách đây hơn 4.000 năm vào năm 2550 trước Công nguyên.

Đại Kim tự tháp Giza hay còn gọi là Kim tự tháp vua Khufu là kim tự tháp lớn nhất thế giới.

Từ lâu, các nhà khảo cổ đã nghiên cứu và biết được nguồn nhiên liệu đá để xây dựng Kim tự tháp Giza được lấy từ Tura, một mỏ đá cách Giza 8 dặm. Bên cạnh đó, nguyên liệu chủ yếu là đá granit được khai thác từ khoảng cách hơn 500 dặm (tương đương với khoảng 800 km).

Tùy vào vị trí và chức năng, những khối đá có trọng lượng dao động từ 2 đến… 50 tấn!! Câu hỏi đặt ra ở đây là người Ai Cập cổ đại đã vận chuyển lượng đá khổng lồ này bằng cách nào?

Những hình khắc trên đá mô tả phương pháp chở đá bằng thuyền của cư dân Ai Cập cổ đại.

Một nhóm các nhà khảo cổ học làm việc tại khu phức hợp kim tự tháp Giza - một địa điểm khảo cổ học - đã khai quật được một cuộn papyrus cổ, tàn tích còn lại của một chiếc thuyền và một mạng lưới đường thủy dẫn đến vị trí của kim tự tháp. Những phát hiện mới nhất này đã cung cấp bằng chứng mới cho thấy cách thức xây dựng kì quan bền vững với thời gian nhất trong số bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

Nhà khảo cổ học Pierre Tale, người đã dành trọn 4 năm cho công trình nghiên cứu đọc viết và giải mã kí tự Ai Cập cổ đã khẳng định với kênh thông tin Channel 4 (Anh) qua chương trình "Bí mật kim tự tháp: Những bằng chứng mới" rằng: "Chúng tôi đang có trong tay cuộn giấy papyrus cổ nhất thế giới từ trước đến nay".

Nhà khảo cổ học Pierre Tale nghiên cứu về hệ thống kênh thuyền đã giúp người Ai Cập cổ vận chuyển hàng triệu khối đá với trọng lượng tối đa lên lới 50 tấn/khối.

Qua nghiên cứu, Pierre Tale và các nhà khảo cổ học kết luận, tác giả của cuộn giấy cổ này là một người đàn ông, có tên là Merer. Merer là người phụ trách đoàn thủy thủ tinh nhuệ với quân số vào khoảng 40 người. Các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng, hàng ngàn công nhân được đào tạo đã sử dụng thuyền để điều hướng các kênh đào dọc theo sông Nile, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển đá vôi.

Cùng với đó là rất nhiều các tàu thuyền được kết lại cùng nhau bởi những sợi dây xoắn dày. Một số ít những sợi dây xoắn này có thể chống chọi được với sự hủy diệt của thời gian và được các nhà khảo cổ học tìm thấy trong tình trạng tốt.

Văn tự cổ trên cuộn giấy papyrus cổ nhất từng được tìm thấy với nội dung về vận chuyển nguyên liệu xây kim tự tháp qua hệ thống đường thủy.

Những bằng chứng này đã củng cố thêm cho giả thiết rằng, sau khi khai thác các khối đá, những người thợ Ai Cập cổ đại sẽ dùng thuyền đưa đá đến một cảng nội địa cách bệ kim tự tháp vài mét, sau đó xếp đá để xây dựng Kim tự tháp Giza. Tổng cộng có khoảng 2,3 triệu khối đá đã được vận chuyển trên khắp đất nước trong suốt hai thập kỷ hoàn thiện Lăng mộ vua Khufu này.

Nhà khảo cổ người Mỹ Mark Lehner, người có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và khai quật ở Ai Cập, cho biết: "Chúng tôi đã có trong tay sơ đồ khái quát dẫn đến lưu vực kênh trung tâm, đây rất có thể là khu vực phân phối chính để các thuyền bè có thể đến được cảng nội địa nằm ở chân cao nguyên Giza".

Khu vực khai quật được cho là điểm trung chuyển nguyên liệu trong những thập kỉ xây dựng Kim tự tháp vua Khufu.

Các nhà khảo cổ học tại khu phức hợp kim tự tháp Giza - nơi những tàn tích của hệ thống thuyền chở đá đang được khai quật.

Theo GenK