“Em rất muốn giữ lại 1 nền đẹp cho anh, để qua tháng 7 âm lịch anh ký hợp đồng. Nhưng rất tiếc, ngày mở bán chỉ có 3 nền chưa có khách mua, còn đến giờ thì trả tiền chênh 100 - 300 triệu mới mua được”. Câu chuyện giữa vị khách mua nhà và môi giới cho thấy, kiêng kỵ tháng cô hồn có thể làm mất đi cơ hội tốt.

Vừa dứt cuộc điện thoại với khách hàng đầu tư, Công Quang, môi giới của 1 sàn bất động sản quận 2, cho biết, công ty anh vừa triển khai thành công dự án quy mô 139 căn shophouse tại quận 9. Dù triển khai bán hàng ngay đầu tháng cô hồn, nhưng dự án đã tiêu thụ thành công ngoài mong đợi. Công ty cũng vừa mở tiệc khao quân vì kỷ lục bán hàng này.

{keywords}
Tâm lý e ngại tháng cô hồn đang dần bị đẩy lùi


Được biết, dự án này có mật độ xây dựng chỉ 28%, vị trí gần Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bệnh viện chuyên khoa lớn nhất khu vực Đông Nam Á với quy mô 1000 giường. Trong bán kính vài phút đi xe từ dự án là Đại học Quốc gia TP.HCM và Khu công nghệ cao TP.HCM. Theo môi giới, nhà đầu tư có thể sử dụng với công năng nhà ở và kết hợp hoặc chuyển công năng sang văn phòng, khách sạn, khương mại dịch vụ... Đây cũng là dự án được đánh giá tiên phong theo xu hướng với mô hình đô thị gắn kết các tiện nghi dịch vụ y tế.

Nhận định sự về hiện tượng “cháy hàng” tại dự án trên, ông Nguyễn Văn Điềm, Tổng Giám đốc Công ty Đô thị mới Thủ Thiêm, cho rằng, sự thành công của 1 dự án luôn luôn hội tụ nhiều yếu tố. Trong đó, việc chủ đầu tư nghiên cứu, đưa ra mô hình phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế với giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng. Riêng thời điểm bán hàng trong tháng cô hồn hiện nay cũng không còn quá quan trọng. Vì khách hàng thông minh ngày càng nhận rõ, giá trị sản phẩm là điều cốt lõi, quyết định hiệu quả đầu tư chứ không phải xê dịch thời điểm mua.

“Mỗi thời điểm, mỗi doanh nghiệp có sự tính toán chiến lược khác nhau để bán hàng. Thông thường, thời gian từ khi bắt đầu giữ chỗ dự án đến khi mở bán, chuyện cọc kéo dài khoảng trên dưới 2 tháng, tùy quy mô và số lượng môi giới. Phần lớn doanh nghiệp họ tính số lượng giữ chỗ vượt tổng sản phẩm mở bán ở mức đủ an toàn, để đảm bảo thanh khoản tốt. Còn trong tháng xấu vẫn có ngày tốt để tổ chức sự kiện”, ông Trần Minh Nhật, Tổng Giám đốc Công ty Nhà Thời Đại, chia sẻ.

Với thâm niên môi giới gần 10 năm, anh Lê Châu cho biết, chuyện khách hàng kiêng cữ mua nhà tháng cô hồn là có thật. Tuy nhiên, cũng có khách hàng tận dụng tháng này để săn lùng mua hàng giá tốt. Đặc biệt là bất động sản riêng lẻ của những người cần ra hàng gấp. Biết tâm lý tháng này ít người bỏ tiền mua nên người muốn bán buộc phải bán giá thấp và bên mua có cơ hội ép giá.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, tâm lý tháng cô hồn hiện này đã không còn phổ biến. Khoảng vài năm gần đây, giao dịch khoảng thời gian tháng 7 âm lịch và những tháng liền kề không có chênh lệch đáng kể. bên cạnh việc tâm lý khách hàng không còn quá e ngại thì các doanh nghiệp cũng chủ động tung ra những chương trình bán hàng hấp dẫn để hút khách trong tháng này. Nhiều trường hợp, chủ đầu tư sẵn sàng cho khách hàng đặt cọc và lùi thời hạn ký hợp đồng sau tháng cô hồn, nhưng khách hàng vẫn được hưởng những ưu đãi lớn áp dụng riêng trong tháng.

Quốc Tuấn

E ngại tháng cô hồn, giao dịch bất động sản sụt giảm

E ngại tháng cô hồn, giao dịch bất động sản sụt giảm

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), lượng giao dịch bất động sản trong tháng 9/2017 có chiều hướng chững lại và giảm so với tháng trước do ảnh hưởng của tâm lý kiêng mua nhà trong thời gian này.

Năm nay có hai “tháng cô hồn”, doanh nghiệp địa ốc làm ăn ra sao?

Năm nay có hai “tháng cô hồn”, doanh nghiệp địa ốc làm ăn ra sao?

Tuy một số khách hàng coi tháng 6 nhuận cũng là tháng “cô hồn” nhưng giới kinh doanh bất động sản cho biết thị trường không có biến động và ảnh hưởng gì đáng kể.

Vì sao nhiều người kiêng chuyển nhà vào "tháng cô hồn"?

Vì sao nhiều người kiêng chuyển nhà vào "tháng cô hồn"?

Theo dân gian, tháng 7 âm lịch thường được gọi là tháng “cô hồn”, tháng không đem lại may mắn.