‘Đám mây quốc tế’ - lựa chọn tốt nhưng chưa tối ưu
Với mạng lưới phân phối rộng, kinh nghiệm triển khai và tối ưu cho việc phát triển phần mềm, đám mây của các nhà cung cấp Cloud quốc tế được cho là đáp ứng các yêu cầu của DN (doanh nghiệp) một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi đưa vào cung cấp dịch vụ ở quy mô lớn hơn, các nhà cung cấp phần mềm sẽ phải cân nhắc đến yếu tố chi phí vận hành như phí kênh truyền, phụ phí phát sinh hay khả năng hỗ trợ triển khai.
Tiêu biểu như Cadena - DN đến từ Hà Lan, trụ sở chính ở Singapore và là đơn vị hiếm hoi ở Đông Nam Á (ĐNÁ) có các phần mềm HRM đáp ứng các bài toán nhân sự - tính lương đặc thù của từng quốc gia. Phần mềm Tembo Pay của hãng được thiết kế riêng cho các DN nhỏ và được bản địa hóa cho nhu cầu tính lương, quản lý nhân sự ở Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia.
Để cung cấp dịch vụ phần mềm HRM tại nhiều quốc gia một lúc ở ĐNÁ, Tembo Pay phải cân nhắc kỹ lựa chọn nền tảng đám mây nào là tối ưu về mặt chất lượng, bảo mật, đường truyền, lẫn chi phí vận hành và quản trị.
Tại Việt Nam - nơi Cadena đặt bộ phận phát triển và nghiên cứu, ban đầu đã lựa chọn nhà cung cấp đám mây quốc tế, vốn đã quen thuộc tại thị trường nước ngoài trước đó. Và nhanh chóng nhận ra những bất cập về đường truyền internet quốc tế, rủi ro trong việc bị gián đoạn sử dụng do sự cố như đứt cáp quang biển quốc tế.
Chưa kể đến phụ phí dịch vụ Cloud phát sinh như truyền dữ liệu, lưu trữ mở rộng tự động, chi phí lên đến hàng Gigabyte phát sinh trong một Bucket (đơn vị lưu trữ dữ liệu) hay Container… mang đến áp lực hàng tháng để có thể kiểm soát tốt chi phí trong mức cho phép.
Tembo Pay - Phần mềm nhân sự SaaS mới của Cadena hướng đến DN nhỏ. Do đó, việc vận hành trên đám mây quốc tế mang đến áp lực về chi phí TCO (Total cost of Ownership - Tổng chi phí sở hữu) hàng tháng |
Dịch vụ đám mây trong nước “trưởng thành” đúng thời điểm
Nền tảng điện toán đám mây trong nước có nhiều lợi thế phù hợp cho nhu cầu phát triển của DN Việt sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, đặc biệt là cho DN SME. Một là chi phí đường truyền rẻ hơn khi kết nối với đám mây trong nước thay vì quốc tế; Hai là khả năng tư vấn hỗ trợ dịch vụ trong nước nhanh hơn; 3 là giảm nỗi lo về vấn đề lưu trữ dữ liệu ngay tại hệ thống server trong nước hay thuận lợi hơn về thủ tục thanh toán.
Đặc biệt, trong năm 2020, dịch vụ đám mây trong nước đã thể hiện được sự trưởng thành nhất định, bắt đầu chứng minh được sự tối ưu của mình khi có thể đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tháng 12/2020, Bộ TT&TT đã công bố 5 NCC Điện toán đám mây “Make in Vietnam” đạt tiêu chí phục vụ Chính phủ điện tử. Điều này đã tạo nên cơ sở giúp DN đánh giá được năng lực của nhà cung cấp trong nước, từ đó xây dựng được giải pháp chuyển đổi phù hợp để khắc phục những thách thức mà đám mây quốc tế mang lại.
CMC Cloud - 1 trong 5 đám mây đạt tiêu chuẩn phục vụ Chính phủ số tại Việt Nam, đặt tại 3 Data Center của CMC Telecom và hiện có 6.000 DN lựa chọn |
Theo chia sẻ từ CMC Cloud, không dễ để có thể trở thành đối tác của các nhà cung cấp phần mềm trên thế giới. Như câu chuyện của Cadena, để có thể trở thành đối tác hạ tầng đám mây cho đơn vị này, DN cần một hệ thống máy chủ đạt chuẩn quốc tế về hạ tầng, bảo mật cùng đội ngũ quản lý trình độ cao, hỗ trợ kịp thời. Quan trọng hơn hết là đối với phần mềm HRM chứa các dữ liệu nhân sự mang tính bảo mật cần một đám mây vận hành liên tục với mức độ bảo mật tốt.
CMC Cloud có lợi thế tốt nhờ tận dụng được hạ tầng mạng, Data Center lớn mạnh của CMC Telecom và là đơn vị hiếm hoi sở hữu chứng chỉ bảo mật PCI DSS, chứng chỉ bảo mật an toàn thông tin, bảo mật thông tin xác thực người dùng. Bên cạnh đó, khách hàng của Cadena bao gồm cả những DN đa quốc gia với văn phòng hiện diện ở nhiều nước trên thế giới.
Điều này tạo ra thế mạnh lớn khi CMC Cloud là đám mây duy nhất kết nối trực tiếp đến các đám mây của Google, Microsoft, AWS… cùng nhiều giải pháp về bảo mật và đường truyền như: giải pháp quy hoạch mạng SD-WAN thế hệ mới, CMC Private Cloud, Backup as a Service, CMC Cloud WAF, DDoS Protection, CMC CDN, CMC Akamai CDN…
Thúy Ngà