Nhiều cơ sở kinh doanh không ngại bơm thêm nước, tạp chất vào tôm và các loại thịt như trâu bò, lợn gà... nhằm kiếm lợi mà không quan tâm tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Yến ngâm đường tăng trọng 50%

{keywords}

Yến ngâm đường đậm đặc tăng trọng 30-50% khiến người mua "té ngửa".

Hiện yến sào là loại thực phẩm khá phổ biến, được sử dụng cho nhiều đối tượng người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều nơi bán những loại yến kém chất lượng, làm thiệt hại tới người tiêu dùng và ảnh hưởng tới những cơ sở sản xuất yến.

Mới đây, thông tin tiết lộ về “công nghệ” yến được ngâm với nước đường đậm đặc sau đó đóng lại thành tổ và sấy khô, làm tăng trọng 30-50% ban đầu khiến không ít người mua “té ngửa”. Tẩm đường vào yến đã trở thành một nghề có chia vai vế, đẳng cấp về độ tinh vi. Và với những “chuyên gia”, không khó để biến 1kg đường có giá trị chỉ 30.000 đồng thành 1kg yến trị giá tới 30 triệu đồng.

Theo một cơ sở kinh doanh yến, đa số các loại yến bán tràn lan trên thị trường đều có tẩm đường đậm đặc. Có nhiều nơi người bán tẩm đường đậm đặc vào rồi giảm giá bán, khách hàng cứ nghĩ là mua được giá trẻ nhưng thật ra lại là đắt hơn nếu tính toán đúng lượng yến bên trong.

Điều đáng nói, yến tẩm đường đậm đặc cũng được cho là rất dễ thu hút các loại vi khuẩn tấn công và dễ bị ẩm mốc.

Cua buộc dây bện đất sét

{keywords}

Cua biển luôn được bán "khuyến mại" kèm dây buộc.

Những con cua biển được bán trên thị trường hầu hết đều sử dụng dây buộc khá to, thậm chí, có nơi còn xe cọng đất sét rồi bện dây đay bên ngoài để buộc cua; mỗi kg cua tăng 30-40% trọng lượng là bình thường.

Theo tính toán của các bà nội trợ thì trung bình mỗi con cua mang trên mình dây buộc nặng tới 100-200gram. Với 1kg cua giá khoảng 150.000 đồng/kg, người mua phải bỏ tiền ra 30.000 - 45.000 đồng để mua 200-300 gram dây buộc. Tuy biết là chịu thiệt thòi nhưng người tiêu dùng muốn ăn thì vẫn phải chấp nhận mua bởi… hàng nào cũng vậy.

Đáng lưu ý, lợi ích ở đây không mang lại cho người nuôi cua và cho người tiêu dùng mà chỉ nghiên về phía người bán. Việc sử dụng “công nghệ” này thực hiện rất dễ dàng trong khi chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra kiểm soát khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt mà không biết phải kêu ai.

Trâu, bò, gà bơm nước căng phồng

{keywords}

Hàng loạt vụ bơm nước, bơm tạp chất vào trâu bò, lợn gà bị phanh phui.

Hàng loạt các vụ bơm nước bẩn, bơm tạp chất vào các loại thịt như trâu bò, lợn, gà… bị phanh phui khiến dư luận hết sức bất bình bởi không chỉ làm ảnh hưởng tới túi tiền của người tiêu dùng mà còn gây ảnh hưởng tới cả sức khoẻ.

Bò trước khi xuất chuồng, được bơm nước cho tăng thêm cả chục ký, giúp người bán thu lời thêm 2,5 triệu đồng/con. Mỗi con trâu sau khi dùng “công nghệ” bơm nước cũng có thể tăng thêm 20% trọng lượng, cho thu lời 4-6 triệu đồng/con. Công nghệ này cũng được áp dụng tương tự cho lợn, gà nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người bán.

Cơ quan chức năng tại nhiều địa phương đã bắt và xử lý những hành vi kinh doanh trái quy định và đạo đức này. Tuy nhiên, xử lý xong cơ sở này thì cơ sở khác làm ăn phi pháp lại mọc lên và những người bán vẫn bị lợi nhuận che mở mắt mà không hề quan tâm tới phía người tiêu dùng.

Mua 1kg tôm có 300 gram rau câu

{keywords}

Hà Nội liên tục phát hiện nhiều cơ sở chuyên kinh doanh tôm sú cho bơm thạch đông sương agar vào tôm.

Theo phản ánh của báo chí, thời gian qua, lực lượng chức năng ở Hà Nội liên tục phát hiện nhiều cơ sở chuyên kinh doanh tôm sú cho bơm thạch đông sương agar vào tôm.

Tiêm bột agar hoà vào nước sẽ làm cho tôm tăng thêm trọng lượng, trung bình mỗi kg tôm sẽ tăng thêm 200-300gram. Cách này cũng biến những con tôm đông lạnh chết nhợt nhạt trở nên tươi ngon, thâm cứng, căng mọng.

Mặc dù bột agar không gây nguy hiểm tới sức khoẻ người tiêu dùng nhưng nếu các cơ sở kinh doanh tôm ngoài tiêm nước, tạp chất còn tiêm vào các loại chất hoá học, chất bảo quản… sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho người tiêu dùng.

(Theo Dân Trí)