Hàng chục nghìn người Trung Quốc đang sử dụng hình thức bỏ phiếu trực tuyến để thúc đẩy việc thực thi các biện pháp chống ô nhiễm không khí một cách hiệu quả.
Con số bỏ phiếu chỉ đại diện cho một tỉ lệ khá nhỏ người tham gia, nhưng là động thái ý nghĩa khi sử dụng truyền thông xã hội để tiếp cận trực tiếp với các công dân Trung Quốc và gia tăng áp lực với Bắc Kinh để giải quyết đúng đắn những vấn đề môi trường của nước này.
Thông qua blog ngắn của mình, một nhà phát triển bất động sản nổi tiếng đã bắt đầu cuộc bỏ phiếu trực tuyến không chính thức để thăm dò về việc liệu Trung Quốc có nên thông qua các chuẩn đo lường không khí của Mỹ. Sau chuỗi ngày không khí trở nên nghẹt thở ở Bắc Kinh, blog của người này với cuộc bỏ phiếu khác lạ đã thu hút hơn 7,4 triệu người theo dõi.
Với khoảng năm ngày tính phiếu bầu chọn, hơn 98% trong tổng số 38.000 người đã nhất trí rằng, Trung Quốc nên đưa ra các tiêu chuẩn nhạy cảm hơn mà đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh sử dụng.
"Nếu họ biết tính nghiêm trọng của vấn đề, sau đó họ có thể có ý thức ngăn ngừa ô nhiễm không khí, thay đổi lối sống và thói quen không có lợi cho sức khỏe”, ông trùm bất động sản Phan Thạch Ngật, chủ nhân blog ngắn tiến hành cuộc bỏ phiếu trực tuyến nói trên cho biết. Ông nhấn mạnh, các kết quả sau đó sẽ được gửi tới Bộ trưởng Môi trường của Trung Quốc.
Trong số những nhân vật nổi tiếng cùng tham gia “chiến dịch” bỏ phiếu có Kai-fu Lee, nguyên phụ trách Google ở Trung Quốc (người thu hút hơn 9 triệu người theo dõi blog của mình).
Chính quyền ở Bắc Kinh và hầu hết các thành phố khác của Trung Quốc đo ô nhiễm không khí bằng thiết bị cho phép quan sát được những hạt bụi thô có đường kính từ 2,5 đến 10 micromet. Còn đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh thì có thiết bị quan sát những hạt bụi nhỏ li ti dưới 2,5 micromet.
Lãnh sự quán Mỹ tại Quảng Châu đã khuyến cáo rằng, các hạt bụi nhỏ này "nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người" bởi lẽ chúng có khả năng thâm nhập vào phổi và các bộ phận khác của con người.
Sau đó, các kết quả máy đo được ngay lập tức được đại sứ quán Mỹ chuyển lên trang mạng xã hội Twitter và một ứng dụng của điện thoại iPhone. Các blogger Trung Quốc thường xuyên cập nhật các số liệu này.
Kết quả là, nhiều người Bắc Kinh đã ngày càng nhận biết rằng, thông số của đại sứ quán Mỹ thường đối lập với dữ liệu của cơ quan môi trường Trung Quốc. Ví dụ vào ngày 30/10, đại sứ quán Mỹ “xếp hạng” không khí Bắc Kinh là “nguy hiểm”, trong khi cơ quan môi trường thì chú thích là “ô nhiễm nhẹ”.
Các cuộc thăm dò trực tuyến thường được cho là không đáng tin cậy khi đóng vai trò là cách thức thăm dò quan điểm công chúng. Tuy nhiên, cuộc bầu chọn của ông Thạch đã phần nào cho thấy tác động của Internet đặc biệt là sự tồn tại của thế giới blog ngắn. Weibo ra đời mới chỉ hai năm trước đây nhưng hiện đã có hơn 200 triệu người đăng ký sử dụng. Những chủ đề nóng của Weibo còn là những vấn đề khác về chất lượng cuộc sống như thực phẩm bẩn, an toàn giao thông…
Một cuộc khảo sát tuần trước cho thấy, hơn một nửa số triệu phú Trung Quốc đang cân nhắc di cư, hoặc thực hiện các bước đi để làm điều này. Và ô nhiễm ở Trung Quốc nằm trong số những lý do chính của họ.
Thái An (Theo Wall Street Journal)
>> Trung Quốc: Blog thành nền tảng mới để 'quan' phục vụ dân
>> Khi ngành an ninh, ngoại giao TQ 'xài' blog
>> Khi ngành an ninh, ngoại giao TQ 'xài' blog
Con số bỏ phiếu chỉ đại diện cho một tỉ lệ khá nhỏ người tham gia, nhưng là động thái ý nghĩa khi sử dụng truyền thông xã hội để tiếp cận trực tiếp với các công dân Trung Quốc và gia tăng áp lực với Bắc Kinh để giải quyết đúng đắn những vấn đề môi trường của nước này.
Thông qua blog ngắn của mình, một nhà phát triển bất động sản nổi tiếng đã bắt đầu cuộc bỏ phiếu trực tuyến không chính thức để thăm dò về việc liệu Trung Quốc có nên thông qua các chuẩn đo lường không khí của Mỹ. Sau chuỗi ngày không khí trở nên nghẹt thở ở Bắc Kinh, blog của người này với cuộc bỏ phiếu khác lạ đã thu hút hơn 7,4 triệu người theo dõi.
Đường phố Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images |
Với khoảng năm ngày tính phiếu bầu chọn, hơn 98% trong tổng số 38.000 người đã nhất trí rằng, Trung Quốc nên đưa ra các tiêu chuẩn nhạy cảm hơn mà đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh sử dụng.
"Nếu họ biết tính nghiêm trọng của vấn đề, sau đó họ có thể có ý thức ngăn ngừa ô nhiễm không khí, thay đổi lối sống và thói quen không có lợi cho sức khỏe”, ông trùm bất động sản Phan Thạch Ngật, chủ nhân blog ngắn tiến hành cuộc bỏ phiếu trực tuyến nói trên cho biết. Ông nhấn mạnh, các kết quả sau đó sẽ được gửi tới Bộ trưởng Môi trường của Trung Quốc.
Trong số những nhân vật nổi tiếng cùng tham gia “chiến dịch” bỏ phiếu có Kai-fu Lee, nguyên phụ trách Google ở Trung Quốc (người thu hút hơn 9 triệu người theo dõi blog của mình).
Chính quyền ở Bắc Kinh và hầu hết các thành phố khác của Trung Quốc đo ô nhiễm không khí bằng thiết bị cho phép quan sát được những hạt bụi thô có đường kính từ 2,5 đến 10 micromet. Còn đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh thì có thiết bị quan sát những hạt bụi nhỏ li ti dưới 2,5 micromet.
Lãnh sự quán Mỹ tại Quảng Châu đã khuyến cáo rằng, các hạt bụi nhỏ này "nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người" bởi lẽ chúng có khả năng thâm nhập vào phổi và các bộ phận khác của con người.
Sau đó, các kết quả máy đo được ngay lập tức được đại sứ quán Mỹ chuyển lên trang mạng xã hội Twitter và một ứng dụng của điện thoại iPhone. Các blogger Trung Quốc thường xuyên cập nhật các số liệu này.
Kết quả là, nhiều người Bắc Kinh đã ngày càng nhận biết rằng, thông số của đại sứ quán Mỹ thường đối lập với dữ liệu của cơ quan môi trường Trung Quốc. Ví dụ vào ngày 30/10, đại sứ quán Mỹ “xếp hạng” không khí Bắc Kinh là “nguy hiểm”, trong khi cơ quan môi trường thì chú thích là “ô nhiễm nhẹ”.
Các cuộc thăm dò trực tuyến thường được cho là không đáng tin cậy khi đóng vai trò là cách thức thăm dò quan điểm công chúng. Tuy nhiên, cuộc bầu chọn của ông Thạch đã phần nào cho thấy tác động của Internet đặc biệt là sự tồn tại của thế giới blog ngắn. Weibo ra đời mới chỉ hai năm trước đây nhưng hiện đã có hơn 200 triệu người đăng ký sử dụng. Những chủ đề nóng của Weibo còn là những vấn đề khác về chất lượng cuộc sống như thực phẩm bẩn, an toàn giao thông…
Một cuộc khảo sát tuần trước cho thấy, hơn một nửa số triệu phú Trung Quốc đang cân nhắc di cư, hoặc thực hiện các bước đi để làm điều này. Và ô nhiễm ở Trung Quốc nằm trong số những lý do chính của họ.
Thái An (Theo Wall Street Journal)