Theo thông tin mà VietNamNet có được, Viettel đã bắt đầu triển khai dịch vụ đổi từ SIM truyền thông sang eSIM cũng như cấp số điện thoại dưới dạng eSIM cho các thuê bao mới kể từ ngày 1/2/219.

Trong khi đó với VinaPhone, kể từ 28/2, nhà mạng này sẽ tiến hành đổi SIM cho khoảng 5.000 thuê bao đăng ký dịch vụ eSIM từ tháng 1/2019. Theo dự kiến, VinaPhone sẽ chính thức triển khai đại trà dịch vụ eSIM cho người dùng di động kể từ ngày 11/3 năm nay.

Làm thế nào để đổi eSIM, phí đổi eSIM là bao nhiêu?

Người dùng có 2 cách để đổi từ SIM truyền thống sang eSIM hoặc cấp số điện thoại mới dưới dạng eSIM. Với cách thứ nhất, người dùng có thể đăng ký dịch vụ này trên website của các nhà mạng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đến trực tiếp các điểm giao dịch của nhà mạng để đăng ký dịch vụ eSIM.

Hầu hết các điểm giao dịch của các nhà mạng đều cung cấp dịch vụ eSIM. Tuy nhiên, do đây là dịch vụ mới, người dùng nên tới các điểm giao dịch lớn của VinaPhone và Viettel để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

{keywords}
eSIM có kích thước rất nhỏ và được tích hợp trực tiếp trên thiết bị di động. 

Về phí đổi và đăng ký eSIM, ở thời điểm hiện tại, VinaPhone vẫn đang cung cấp miễn phí tới khách hàng. Với Viettel, nhà mạng này cung cấp dịch vụ đổi từ SIM truyền thống sang eSIM với mức phí 25.000 đồng, cấp mới eSIM trả trước với phí đăng ký 50.000 đồng và cấp mới eSIM trả sau với mức phí 60.000 nghìn đồng. Mức phí của dịch vụ eSIM tại Viettel tương đương so với SIM vật lý truyền thống.

eSIM bị vô hiệu hóa khi khôi phục cài đặt gốc?

Sau khi tiến hành đăng ký đổi hoặc cấp eSIM mới, người dùng sẽ nhận được một mã QR để tích hợp eSIM từ điện thoại di động. Mỗi mã QR code gắn liền với một số IMEI (mã định danh của từng chiếc điện thoại). Khi đã quét mã QR vào máy nào thì máy đó có thể xoá eSIM và quét lại, nhưng mã đó quét sang máy khác sẽ không có tác dụng.

{keywords}
Người dùng cần quét mã QR để tích hợp eSIM. Mỗi eSIM sẽ được gắn với IMEI của một thiết bị di động. 

Theo phản ánh của một số người dùng di động, có trường hợp khi khôi phục lại cài đặt gốc, eSIM trên máy sau đó bị vô hiệu hóa. Người dùng không thể kích hoạt bằng mã QR được cung cấp khi đăng ký dịch vụ.

Thông tin từ phía nhà mạng VinaPhone cho biết, khi reset các chức năng, nếu không có hiển thị xóa gói cước thì gói cước không bị ảnh hưởng gì kể cả khi người dùng “Xóa tất cả nội dung và cài đặt” .

Khi phóng viên VietNamNet trao đổi điều này với Viettel, đại diện Viettel khẳng định, thông tin trên không chính xác với dịch vụ eSIM của Viettel.

"Trên thực tế, mã QR code do Viettel cung cấp tới khách hàng có thể tái sử dụng để kích hoạt nhiều lần sau khi thiết bị được cài đặt lại từ đầu. Điều kiện là mã QR code đó được sử dụng trên cùng một thiết bị. Nếu khách hàng đổi sang thiết bị mới cần chuyển đổi eSIM nên sẽ phát sinh chi phí khi tạo mới eSIM", đại diện Viettel nói.

Trọng Đạt