Dưới đây là Đáp án trắc nghiệm “Vị quan nào từng phản vua chỉ vì quả muỗm?”.

{keywords}
 

Câu 1. Vị quan nào từng phản vua chỉ vì quả muỗm?

Đáp án đúng là Hoàng Cự Đà

Trước kia, có lần vua Trần Thái Tông ban quả muỗm (có tài liệu thì cho rằng đó là quả xoài, quả am la?) cho những người hầu cận, nhưng Nội quan chia không biết sao lại để sót Tiểu hiệu Hoàng Cự Đà không được ăn. Nghĩ mình bị khinh rẻ, Cự Đà từ đó ôm mối hận trong lòng.

Đến khi quân Mông Cổ đánh tới Đông Bộ Đầu, Cự Đà ngồi thuyền nhẹ chạy trốn trước. Gặp Hoàng Thái tử từ hạ lưu đi thuyền ngược lên, Đà lánh sang bờ sông bên kia, thuyền chạy rất gấp. Quan quân gọi lớn:

- Quân Mông Cổ ở đâu?

- Không biết, đi mà hỏi những người ăn muỗm ấy - Cự Đà trả lời rồi rong thuyền đi thẳng.

Thắng quân Mông Cổ, Hoàng Thái tử Hoảng xin với vua khép Cự Đà vào cực hình để răn những kẻ làm tôi bất trung. Vua Trần Thái Tông suy nghĩ hồi lâu rồi tha cho hắn tội chết.

Câu 2. Vị Chưởng quản lục bộ nào vì lỡ ăn cái thủ lợn mà buộc lòng phải tha mạng người?

Đáp án đúng là Nguyễn Văn Giai

Nguyễn Văn Giai (? - 1682) vốn người đất Thiên Lộc, nay là đất làng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Tang thương ngẫu lục cho biết, dạo ông làm chưởng quản Lục bộ, có vị Quận mã là con rể chúa Trịnh Tùng (1570 - 1623) khi ra trận đánh giặc thua chạy, bị ông bắt bỏ ngục, rồi chiểu theo luật khép tội tử hình. Chúa Trịnh thương con rể, muốn tha lắm nhưng không biết phải ăn nói thế nào với ông.

Nguyễn Văn Giai có tới mấy bà vợ, duy có bà vợ ba được ông yêu nhất. Bà Quận chúa bèn đem châu ngọc tới thăm bà Ba và kể việc Quận mã và cố nài nỉ. Bà Ba bèn bảo:

- Nếu vậy sáng mai, Quận chúa cho đem một con lợn nhỏ luộc chín, một mâm xôi nếp cái, kèm cả tương giấm, dao thớt nữa, lựa lúc tướng công tôi đi vắng thì đưa vào.

Lúc thiết triều về, do đói bụng, thấy chiếc lồng bàn đậy cơm, Nguyễn Văn Giai bèn mở ra. Sẵn có dao thớt bên cạnh, ông thái thịt nhúng tương ăn với xôi. Chỉ một lèo hết sạch. Đến khi ăn xong, bà ba lúc bấy giờ mới kể nguồn cơn. Nghe xong, ông bực lắm, cau mày, bóp trán mãi không thôi. Một hồi lâu mới nói:

- Ta lỗi lầm rồi! Ta lỗi lầm rồi! Nhưng vì một bữa no mà làm sống một mạng người, chẳng cũng vì trời đó sao!

Nói xong, ông liền lên kiệu vào phủ, xin tha cho Quận mã đang nằm trong đề lao. Chúa Trịnh nghe xong, mừng lắm, cho thi hành lệnh ngay. Nhờ đó mà vị Quận mã mới thoát khỏi nạn rơi đầu.

Còn ông Giai dù cứu một mạng người, nhưng cũng lấy làm áy náy vì món lợn chấm tương lắm, nên từ đó theo tương truyền, ông không ăn món đó nữa.

Câu 3. Vị nào vì miếng dưa hấu mà bị hạ độc chết?

Đáp án đúng là Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế

Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tên hàng tướng ấy chính là Dương Chấp Nhất: “Bấy giờ đại quân tiến đóng Yên Mô (thuộc Ninh Bình – người dẫn), hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đón mời Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế ta (Nguyễn Kim) đến chơi quân doanh của hắn. Nhân đương nắng nóng, Chấp Nhất mời Triệu Tổ ăn dưa; trúng độc, khi trở về quân doanh, Triệu Tổ thấy người bải hoải khó chịu, rồi mất”. Vậy là xông pha hòn tên, mũi đạn, trải qua bao phen giáo gãy, gươm rơi không chết, vì quả dưa hấu có độc, vị khai quốc công thần nhà Lê Trung hưng phải bỏ mình bởi hèn kế của kẻ thù.

{keywords}
 

Theo Đại Nam thực lục cho biết: “Ngày Tân Tỵ, tháng 5, mùa hạ, năm Ất Tỵ (1545) ông bị hàng tướng Mạc (tên Trung) đầu độc. Triệu Tổ băng, thọ 78 tuổi. (Trước là nhà Mạc thấy quân nhà vua hoạt động mạnh, rất lo, ngầm sai hoạn quan là Trung (không rõ họ) trá hàng, để đầu độc vua Lê; việc không thành, nó liền ngầm cho thuốc độc vào quả dưa hấu rồi đón dâng Triệu Tổ).

Câu 4. Vì đĩa lòng lợn tẩm thuốc độc mà cha con Đinh Tiên Hoàng tuyệt mệnh. Ai đã làm việc này?

Đáp án đúng là Đỗ Thích

Theo dã sử và giai thoại ở Hoa Lư, trước đây Đỗ Thích vốn thân phận hèn kém, nhưng trong thời loạn thập nhị sứ quân, hắn có công cứu vua thoát nạn trong một trận đánh nên sau khi nên ngôi, nhớ cái ơn cứu mạng ấy, Đinh Tiên Hoàng đã cho Đỗ Thích làm Chi hậu nội nhân lo việc phục vụ ăn nghỉ của vua.

Lo việc phục vụ cho vua, Đỗ Thích biết tất cả những thói quen ăn uống, tính cách của đấng quân vương. Trong việc ngự lãm, hắn biết Đinh Tiên Hoàng ngay từ thời còn chăn trâu với chúng bạn, đã từng được mẹ làm thịt lợn khao lũ mục đồng. Ngay từ dạo ấy Đinh Tiên Hoàng đã thích ăn lòng lợn. Nhân có đêm mơ thấy sao sa vào miệng, tưởng sắp được làm vua, nên khi cho rằng thời cơ cướp ngôi đã đến, trong tiệc ngự thiện đêm tháng 10, Đỗ Thích liền tẩm độc vào đĩa lòng lợn đã chuẩn bị sẵn. Đúng món khoái khẩu, cha con họ Đinh ăn xong trúng độc mà mất.

Chính vì đĩa lòng lợn tẩm thuốc độc của Đỗ Thích, cha con Đinh Tiên Hoàng tuyệt mệnh, còn nhà Đinh cũng tuyệt dòng đế vương mãi mãi.

Sự thể đó dẫn tới việc tục kỵ không dùng bộ lòng dâng cúng trong lễ giỗ vua Đinh.

Câu 5. Món chả chim sẻ bẻ cong luật pháp – đó là vụ việc nào?

Đáp án đúng là việc Phạm Công Trứ tha cho viên tù trưởng miền thượng du

Phạm Công Trứ vốn người làng Liêu Xuyên, tổng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Có viên tù trưởng miền thượng du do lỗi lệch mà phạm vào tội chết. Biết Phạm Công Trứ là người có quyền, bà vợ viên tù trưởng mới tìm cách đút lót cho tên làm bếp nhà ông, được tên làm bếp xui biếu món ăn ông thích là món chim sẻ vàng nướng. Biết vậy, thị nhất mực thi hành.

Ăn xong rồi, ông hỏi tên đầu bếp. Biết mình vừa ăn phải của đút, ông thò tay móc họng nôn ra cho hết, rồi nói với tên người hầu việc bếp:

- Thôi, mày đem số vàng ấy đi, tao tha cho không quở trách nữa.

Đến khi xét án, xử đến viên tù trưởng, nhớ lại món chả chim sẻ lỡ ăn hôm nọ, ông nói với chúa Trịnh tha cho người tù trưởng ấy, được chúa chuẩn y.

Phương Chi (tổng hợp)