- Liên quan việc đặt tên đường phố, tôi từng biết và chứng kiến vài chuyện mà nay kể ra, nhiều người chắc cũng khó tin.
Vừa mới đây, Hà Nội đã có quyết định hoãn đặt tên đường mang tên nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, mục đích là để Thành phố thống nhất với gia đình. Lý do theo tôi biết là do gia đình cụ không tán thành đoạn phố được đưa ra hiệp y gần đây. Nó không phải là con phố ở Quan Hoa, Cầu Giấy mà năm 2016 đã nằm trong dự kiến, nhưng người dân địa phương không đồng ý, vì cho rằng không biết cụ Trịnh Văn Bô.
Một người bạn của tôi từng sống 7 năm ở con phố dự định đặt tên Trịnh Văn Bô (nay đã rút khỏi danh sách), cho biết đoạn đường này gần như là con ngõ đi vào các khu tập thể. Hơn nữa, nó cũng đã có biển là phố Đông Quan từ mấy năm nay. Biển phố đàng hoàng, nên chắc chắn phải do Sở Văn hoá và thể thao gắn biển chứ dân không tự làm được.
Việc muộn đặt tên nói trên cũng đã hàng chục năm và là điều đáng tiếc. Nhưng nay có muộn thêm một kỳ họp HĐND Thành phố để thông qua có lẽ cũng tốt, nếu tìm ra được một con đường xứng với đóng góp của ông bà Trịnh Văn Bô.
Quỹ tên để đặt cho đường phố cũng sẽ vợi dần. Ảnh minh họa: VietNamNet |
Cũng liên quan việc đặt tên đường phố, tôi từng biết và chứng kiến vài chuyện khác mà nay kể ra, nhiều người chắc cũng khó tin.
Chẳng hạn, chuyện hiệp y để đặt tên đường phố Nguỵ Như Kon Tum (1913-1991), một nhà khoa học Vật lý đầu ngành. Năm 1932, chàng trai trẻ Nguỵ Như Kon Tum đã lập kỳ tích trong học tập, cùng lúc nhận ba bằng tú tài. Với thành tích nổi trội đó, ông được cấp học bổng sang Pháp học tại Đại học Sorbonne, một trường lâu đời và danh tiếng của nước đại Pháp. Sau 3 năm ông tốt nghiệp cử nhân Vật lý và 3 năm sau, ông bảo vệ thành công luận án thạc sĩ Lý – Hoá vào loại xuất sắc.
Ông có đến 26 năm làm hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Hà Nội (kể từ ngày thành lập 1956), một trường đại học lớn và có uy tín của nước ta.
Tiếc rằng phường được hiệp y đặt tên đường phố theo tên ông hồi ấy không đồng tình, với lý do “ông là người Kon Tum thì cớ gì đặt tên ở Thủ đô Hà Nội?". Sau đó Hội đồng đặt tên đường phố và đích thân Chủ tịch TP Hà Nội khi ấy là ông Nguyễn Quốc Triệu, trong một lần tiếp xúc cử tri nơi này, đã phải giải thích rằng giáo sư là một nhà khoa học lớn của đất nước. Rằng ông là người Thừa Thiên Huế nhưng sinh ra tại Kon Tum nên các cụ thân sinh đã lấy địa danh trên đặt tên khai sinh cho ông. Giải thích đến như vậy thì dân mới xuôi, chính quyền mới chịu và lọt qua được khâu hiệp y từ cơ sở.
Một chuyện khác, cũng bàn gần hai chục năm mà nay vẫn chưa thành hiện thực. Đó là chuyện đưa tên chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thế Rục (1902-1938) vào danh sách hiệp y đặt tên phố.
Ông Nguyễn Thế Rục xuất thân từ giai cấp địa chủ giàu có nhưng theo cách mạng từ rất sớm, là nhà lý luận có trình độ và được đào tạo căn cơ của Đảng ngay từ buổi sơ khai. Ông là một trong số rất ít trí thức cộng sản đầu tiên được cử đi học Đại học Phương Đông ở Liên bang Xô Viết sau những năm ông từng theo học Đại học Thương mại Montpellier, Pháp năm 1923. Sau đó, ông được chuyển sang đào tạo tiếp ở Trường "Giáo sư Đỏ" của Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1930, ông được cử về nước để bắt liên lạc với tổ chức cộng sản trong nước, mục đích để bàn chuyện ra Luận cương chính trị của Đảng (tức là Cương lĩnh Cách mạng Việt Nam).
Thế nhưng khi hiệp y đặt tên phố thì không thành. Là người đeo bám chuyện này từ năm 1996-1997, tôi tìm hiểu thì được một người từng hỏi trực tiếp lãnh đạo thành phố hồi đó cho biết, lý do là ở phường sở tại, họ kêu tên ông là Rục nên... khó phát âm quá. Thì ra, người Hà Nội không quen dùng từ "R" như người dân Nam Định hay đặt tên và quen phát âm hơn (quê ông Nguyễn Thế Rục ở Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định), nên bà con không muốn đặt tên cho phố của họ.
Rồi đây, quỹ tên để đặt cho đường phố cũng sẽ vơi dần vì quy mô tốc độ đô thị hoá của Hà Nội cũng như TP. Hồ Chí Minh. Nên chăng chúng ta phải tính chuyện hiệp y như thế nào cho khoa học hơn, thuyết phục hơn. Hiệp y là cần thiết, thể hiện sự tôn trọng người dân sở tại, nhưng cần định hướng, thuyết phục bằng nhiều cách chứ không đến mức quá khó. Chẳng hạn việc chuẩn bị tư liệu về người được đặt tên đường kỹ càng, rồi phổ biến cho bà con ra sao mọi người hiểu mà tán thành. Bác Hồ từng nói, nếu biết dân vận khéo thì công việc gì cũng xong.
Bên cạnh đó cũng nên nghiên cứu một hướng khác như nhiều nước từng làm, đó là các phố lớn, đường lớn, những đại lộ thì mới có tên. Các nhánh phố nhỏ nên chăng chỉ là các con số, số này thuộc phố nào, quận nào thì cũng đề rõ ngay trong biển tên phố. Nếu không, các cơ quan có trách nhiệm tổ chức hiệp y cũng vất vả, mà xem ra, “ông” xã, “ông” phường mới là quan trọng nhất thì có nên không?
Quốc Phong
Sổ đỏ làm nóng công luận
Bản chất ở đây phải hiểu là chỉ ghi tên “những thành viên khác trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất hoặc/và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”.
20 năm Internet Việt Nam: Những kịch tính giờ mới kể
“Ông Phạm Gia Khiêm gọi điện hỏi: ông có hiểu Internet là thế nào không? Tôi phải thú thật, mới được nhận nhiệm vụ nên cũng chưa hiểu lắm."
Bỏ lệ chúc tết lãnh đạo: Khi Thủ tướng và thành viên Chính phủ làm gương
Tại phiên họp Chính phủ tháng 11/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa, yêu cầu “không chúc tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành”. Ông cũng yêu cầu “các tỉnh không về Hà Nội chúc tết”, “ở các địa phương cũng vậy”.
Tổng thống lùi bước, nhưng Zimbabwe có ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’?
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã chấp nhận ra đi êm thấm, nhưng hành trình của Zimbabwe vẫn vô định.
Thêm gần vạn tiến sĩ, giáo dục Việt Nam sẽ tiến lên?
Để đề án lần này không đi vào “vết xe đổ” của những đề án trước, Bộ GD&ĐT nên cải tiến cách làm và cầu thị lắng nghe đóng góp từ các bên.
Đặc khu kinh tế: Chọn sai vị trí, dễ thất bại
Đặc biệt, đặc khu kinh tế có mục tiêu cực kỳ quan trọng, là “lồng ấp” thể chế chính trị, chính sách cho đất nước.
Tử tù tiêm thuốc độc và truyền thông tự đầu độc mình
Khi các tờ báo rời bỏ các nguyên tắc đạo đức để cạnh tranh với mạng xã hội, đó là khi các cơ quan truyền thông đã tự hạ thấp các tiêu chuẩn của mình để cạnh tranh với những sản phẩm ít giá trị hơn.
Doanh nhân hiến 5.000 lượng vàng và chuyện chữ tín, lòng tin
Đất nước muốn phát triển như nhiều quốc gia văn minh, làm sao nhà nước phải thực sự tin vào doanh nhân và ngược lại, doanh nhân cũng có đủ cơ sở đặt niềm tin vào nhà nước...
Vì sao Đà Nẵng – TP.HCM không có “đường đắt nhất hành tinh?”
Đà Nẵng – TP.HCM là ví dụ điển hình của cách thức phát triển đô thị dựa chủ yếu vào nguồn lực đất đai.
Giấc mơ Việt về những con đường rẻ nhất hành tinh
Chúng ta sẽ có bao nhiêu tiền nữa để phát triển hạ tầng giao thông theo cách như vậy ở Hà Nội?
Bài học không rẻ từ những ‘đường đắt nhất hành tinh’ ở HN
Những chi phí đắt đỏ và những bất cập trong quản lý quy hoạch và đầu tư các dự án giao thông nội đô nhiều năm qua đã, đang và sẽ là những bài học không rẻ.
Sao Hà Nội không ‘nhân rộng’ con đường hoa bằng lăng?
Một gợi mở lãng mạn của kẻ không có chút kiến thức lâm nghiệp, cũng không phải là một người “gốc” Hà Nội, nhưng lại có thừa tình yêu đối với Hà Nội!