Đối diện với một vụ trọng án chỉ duy nhất có bị hại và những đồ vật, người lính kỹ thuật hình sự buộc phải cẩn trọng và tỉ mỉ trong từng chi tiết, bởi họ biết rằng đó có thể là đầu mối giúp cơ quan điều tra tìm ra kẻ thủ ác.

Trong vụ án giết bà Cần Thị Xuân (86 tuổi), tại địa chỉ nhà số 70 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, kẻ thủ ác bị vạch mặt cùng dấu vân tay để lại còn minh oan cho người vô tội.

{keywords}
Đối tượng Đinh Sỹ Dần tại thời điểm bị bắt

“Màn kịch” của người giúp việc?

4h sáng 16/2/2006, chị Hoàng Thùy Dung đang ngủ tại nhà bất ngờ nhận được điện thoại của chị Hoàng Thị Lý, giúp việc cho mẹ đẻ chị báo tin lên tầng 2 ngay vì mẹ đang bị đau nặng. Chị Dung hốt hoảng chạy lên gác và còn bất ngờ hơn khi thấy cửa nhà bị khóa, gọi nhưng không có ai trả lời, điện thoại và cầu dao điện đều bị cắt.

Chị Dung cùng một số người phải phá cửa vào nhà thì phát hiện bà Cần Thị Xuân nằm tử vong trên giường, miệng bị nhét đầy giẻ. Người giúp việc Hoàng Thị Lý vừa gọi điện cho chị Dung báo tin đã biến mất. Trong khi cơ quan công an đang khám nghiệm hiện trường thì đột nhiên, chị Lý xuất hiện trước cửa ngôi nhà xảy ra vụ án.

Tại cơ quan công an, chị Lý khai nhận, đêm 15/2, khi đang ngủ thì nghe tiếng lạch cạch, nên tỉnh dậy đi ra ngoài kiểm tra thì có một bóng đen đến gần dọa giết nếu chị Lý kêu lên. Thấy có tiếng động lớn, bà Xuân tỉnh giấc hỏi chị Lý thì ngay lúc đó, kẻ thủ ác lấy chiếc khăn len ở cánh cửa bịt vào miệng bà Xuân.

“Đó là một người đàn ông còn trẻ”, chị Lý nhớ lại. Và không chỉ có một mình người thanh niên trẻ mà thời điểm đó có thêm một người lạ nữa bước vào và ép chị Lý đưa chìa khóa tủ. Thấy bà Xuân bất tỉnh, người nam đã lấy chìa khóa trên cổ bà Xuân đưa cho người nữ rồi mở tủ, lục lấy tài sản. Nam thanh niên khống chế bà Xuân cũng tự động lấy dây chuyền, hoa tai của bà Xuân đeo trên người. 

Sau khi lấy được tài sản, cả 2 khống chế chị Lý đi theo chúng ra hồ Thiền Quang thuê “xe ôm” đi xuống bến xe để về quê và cho chị Lý 120.000 đồng. Đi đến bến xe Giáp Bát, thấy thương bà Xuân nên chị Lý đã gọi điện cho chị Hoàng Thùy Dung báo bà Xuân đang gặp nạn, sau đó đi xe buýt từ bến xe về địa chỉ số nhà số 70 phố Quán Sứ.

Những lời khai ban đầu của chị Lý có vẻ rất hợp lý nhưng liệu đây có phải là một “màn kịch” của người giúp việc dựng lên để che giấu hành vi phạm tội của mình? Dù là người phụ nữ hiền lành nhưng khi lòng tham nổi lên, ít ai có thể làm chủ được bản thân.

Vào thời điểm xảy ra vụ án, chỉ có chị Lý là ở cùng với bị hại, trong khi bà Xuân tử vong thì người giúp việc vẫn bình an vô sự, không hề có một dấu vết bị tấn công trên cơ thể. Do đó, dù lời khai hợp lý đến đâu, các điều tra viên vẫn phải đặt dấu hỏi.

Khởi nguồn của việc truy tìm kẻ thủ ác

Có quá nhiều hành vi bất thường liên quan đến chị Lý như sau khi vụ việc xảy ra chị Lý biến mất khỏi hiện trường - đó là do chị bị khống chế theo lời khai hay là bỏ trốn sau khi gây án. Thêm vào đó, nếu như có 2 người sát hại bà Xuân, tại sao gây án xong, chúng không đi ra bằng lối cửa chính mà lại đi theo lối cửa sổ nhà vệ sinh rất bất tiện. Căn hộ của bà Xuân ở tầng 2, nhảy xuống đất nếu không cẩn thận sẽ bị chấn thương. Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra buộc các điều tra viên làm sáng tỏ.

Mọi nghi vấn ban đầu đều tập trung vào chị Lý vì những lời khai có nhiều điểm nghi ngờ. Lực lượng kỹ thuật hình sự phải chứng minh những dấu vết để lại hiện trường có phù hợp với lời khai hay không. Bên cạnh đó, để kiểm chứng, cán bộ khám nghiệm hiện trường phải tận thu toàn bộ dấu vết trên hiện trường ít nhiều đã có sự xáo trộn khi người nhà nạn nhân đã có mặt sau khi phát hiện sự việc.

Mở lại hồ sơ nghiệp vụ đang được lưu giữ tại CATP Hà Nội, xem lại biên bản khám nghiệm hiện trường mới thấy hiếm có vụ án nào mà kỹ thuật hình sự phải kiểm tra nhiều dấu vết thu được như trong vụ án này. Không một milimét vuông nào của căn hộ bị bỏ qua.

Với tinh thần làm việc khách quan, thận trọng, không để lọt kẻ phạm tội nhưng cũng không được làm oan người vô tội, các điều tra viên đã cẩn thận xác minh tỉ mỉ, chi tiết từng lời khai của chị Lý.

Hàng chục điều tra viên đã được huy động để tìm lại tất cả những nhân chứng trong cuộc “hành trình” của chị Lý từ ngôi nhà số 70 phố Quán Sứ cho đến bến xe Nước Ngầm. Chỉ 3 ngày sau, kết quả xác minh cho thấy, những lời khai của chị Lý là sự thật và người đàn bà vô tội này ngay lập tức được loại ra khỏi diện nghi vấn của cơ quan điều tra, mặc dù dư luận vẫn đổ dồn nghi ngờ vào chị.

Nhiều mũi điều tra viên khác của CAQ Hoàn Kiếm và Đội Điều tra trọng án lại tỏa đi các hướng điều tra tại nhiều tỉnh, thành phố với mục đích rà soát tất cả các đối tượng có quan hệ với nạn nhân và gia đình nạn nhân, những người đã từng làm giúp việc cho gia đình bà Xuân, những đối tượng trộm cắp đêm thường hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Công sức của những cán bộ kỹ thuật hình sự cũng được đền đáp khi tìm thấy dấu vân tay khác với dấu vân tay của chị Hoàng Thị Lý trên một lưỡi dao thu được được gần nơi nạn nhân nằm. Lưỡi dao này khớp với một chuôi dao bấm màu đỏ thu được ở gần chiếc tủ khu vực phòng khách.

Dấu vết vân tay trên lưỡi dao đã được cán bộ khám nghiệm lấy mẫu và khẳng định đây là dấu vết của đối tượng liên quan đến vụ án, có khả năng truy nguyên thủ phạm. Điều đó có nghĩa rằng lời khai của chị Lý là đúng, kẻ gây nên cái chết cho bà Cần Thị Xuân là một nam thanh niên và hỗ trợ anh ta là một người phụ nữ.

“Nuôi ong tay áo”

Thu được dấu vân tay nhưng đối tượng gây án là ai? Bà Cần Thị Xuân đã già, sống một mình, con gái ở tầng dưới, có khá nhiều người quen biết, đặc biệt là liên tục thay người giúp việc. Liên tiếp trong khoảng thời gian 2 tuần, 200 người có mối quan hệ nghi vấn với bà Xuân đã được đưa vào tầm ngắm.

Sau 2 tuần chỉ với một nhiệm vụ duy nhất là so sánh dấu vết đường vân thu được tại hiện trường, lực lượng kỹ thuật hình sự đã tìm ra 2 đối tượng tình nghi có dấu vân tay trùng khớp với dấu thu được trên lưỡi dao và cán dao tại nhà bà Xuân là Đinh Thị Hoa (SN 1986) và Đinh Sỹ Dần (SN 1987) - 2 chị em ruột cùng trú tại xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Đáng chú ý Đinh Thị Hoa đã từng có 2 lần làm giúp việc tại nhà bà Xuân.

Chiều 2/3, sau khi khớp nối dấu vết, thu thập đủ chứng cứ, Đội Điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát Hình sự và CAQ Hoàn Kiếm đã thi hành lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở đối với 2 đối tượng Dần và Hoa tại Hà Tĩnh. Cơ quan CSĐT đã thu tại chỗ 1,6 triệu đồng, 1 đôi giày của Dần, đồng thời thực hiện lệnh bắt giữ Đinh Sỹ Dần dẫn giải ra Hà Nội, còn Đinh Thị Hoa đã bỏ trốn. Lưới trời lồng lộng, sau đó 4 ngày, Đinh Thị Hoa cũng đã bị lực lượng công an bắt giữ khi đang lẩn trốn tại nhà người quen ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Đinh Thị Hoa vốn là cháu họ của chồng chị Dung, con gái bà Xuân. Trong khoảng thời gian từ năm 2004-2005, Hoa đã 2 lần đến nhà bà Xuân làm người giúp việc. Do làm giúp việc trong một thời gian dài nên Hoa khá thông thạo đường ngang lối tắt trong nhà bà Xuân, đồng thời phát hiện bà Xuân có khá nhiều tài sản.

Năm 2005, Hoa về quê lấy chồng. Do thiếu thốn về kinh tế, dù đang có thai 4 tháng, Đinh Thị Hoa vẫn quyết định quay lại nhà bà Xuân để trộm cắp tài sản. Đinh Sỹ Dần dù mới 19 tuổi nhưng đã từng có 1 tiền án. Chị ham chơi, em lêu lổng, nên khi Hoa rủ Dần về Hà Nội, Dần đồng ý ngay. 

Ngày 15/2, Dần và Hoa về Hà Nội, trước khi đi, Dần còn thủ sẵn con dao trong người. Đến khoảng 19h30 cùng ngày, cả 2 đột nhập nhà bà Xuân qua cửa sau nằm trên phố Lý Thường Kiệt vào nhà và nằm sẵn dưới gầm giường. Đến 1h sáng 16/2, Dần dùng dao khoét tủ của bà Xuân lấy ra 1 túi vải lục soát nhưng trong túi không có tiền. Trong quá trình khoét tủ, con dao bị gãy cán và vì thế Dần đã để lại hiện trường. Dần không ngờ đó là dấu vết duy nhất khiến Dần và chị gái bị cơ quan công an phát hiện.

Án mạng rúng động làng quê: Kẻ thủ ác là con rể?

Án mạng rúng động làng quê: Kẻ thủ ác là con rể?

Theo lời kể của người nhà nạn nhân, kẻ ra tay sát hại anh Huỳnh Tương và Huỳnh Nhật chính là người con rể của gia đình Trần Xuân V. 

Vì sao vị khách 20 tuổi ra tay giết người ngay tại tiệm cầm đồ?

Vì sao vị khách 20 tuổi ra tay giết người ngay tại tiệm cầm đồ?

Biết tiệm cầm đồ của bà Nhung cất giữ số tiền lớn, nhiều tài sản giá trị nhưng lại không hệ thống camera an ninh và bảo vệ, nên Võ Văn Hoàng quyết định ra tay.

'Đại bàng' giết Đỗ Đăng Dư nhận thêm án tội giết người

'Đại bàng' giết Đỗ Đăng Dư nhận thêm án tội giết người

Sau khi nhận án 10 năm vì giết bạn tù Đỗ Đăng Dư, 'đại bàng' đánh chết người cùng buồng giam vừa phải nhận thêm án tội Giết người.

Nam sinh giết người tình đồng tính vì bị 'quan hệ' thô bạo

Nam sinh giết người tình đồng tính vì bị 'quan hệ' thô bạo

Bực tức vì Alex thô bạo khi quan hệ tình dục, Tây bật dậy đánh tới tấp rồi bóp cổ người tình đến chết.

Hơn nửa đời 'ăn cơm tù' vì liên tục giết người

Hơn nửa đời 'ăn cơm tù' vì liên tục giết người

Bị tuyên 20 năm tù về tội giết người và trộm cắp tài sản, ra tù Tòa lại tiếp tục gây nên cái chết cho một nạn nhân khác. 

Theo An ninh thủ đô