Dường như, những kẻ khó chịu (toxic people) cư xử và hành động bất tuân logic, họ không ý thức được về những tác động tiêu cực của bản thân đối với những người xunh quanh. Đôi khi, họ còn cảm thấy "hài lòng" khi tạo ra xung đột hoặc đẩy trách nhiệm cho người khác. Dù bằng cách nào, họ cũng tạo ra sự phức tạp không cần thiết.
Sự thật, bị vây lấy bởi những kẻ khó chịu là một cực hình, gây ra stress triền miên.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tác động tiêu cực của những kẻ khó chịu có thể gián tiếp gây tổn thương não, ảnh hưởng tới hiệu quả của nơ-ron trong vùng hippocampus (vùng não quanh trọng, chịu trách nhiệm kiểm soát lý luận và trí nhớ. Căng thẳng là mối đe dọa ghê ghớm với sự thành công của bất cứ ai, khi vượt khỏi tầm kiểm soát, hiệu suất trong nhiều lĩnh vực của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Những kẻ khó chịu xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc: rất có thể đó là bạn học, đồng nghiệp, hàng xóm, gã thu tiền điện... Cái dở ở đây là bạn phải thường xuyên tiếp xúc với họ.
Làm thế nào để đối phó với những kẻ khó chịu là một trong những chủ đề rất nóng, được bàn bạc sôi nổi trên các trang mạng xã hội.
Học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công
Travis Bradberry, tác giả kiêm đồng sáng lập của TalentSmart cho biết, những kẻ khó chịu tạo ra căng thẳng đôi khi còn tệ hơn cả bạo lực.
Công ty TalentSmart của Travis đã thực hiện một nghiên cứu và nhận thấy rằng: "90% những người thành đạt rất giỏi trong việc kiểm soát tình cảm của mình vào những lúc căng thẳng... Họ vẫn điềm tĩnh và làm chủ bản thân."
“Một trong những khả năng tốt nhất của người thành công, là biết cách vô hiệu hóa những kẻ khó chịu. Những người thành đạt nhất đã tạo ra được những cách giúp miễn dịch với suy nghĩ và hành động tiêu cực.”
Travis đã đưa ra những cách hiệu quả nhất để đối phó với những kẻ khó chịu:
Đặt ra những giới hạn
Chúng ta thường cảm thấy bị áp lực khi phải nghe những lời than vãn, vì ta không muốn bị cho là thô lỗ hay vô tâm. Tuy nhiên có một ranh giới giữa sự lắng nghe, cảm thông với việc bị cuốn vào vòng xoáy tâm lý tiêu cực của đối phương.
Bạn chỉ có thể tránh được điều này bằng cách đặt ra giới hạn và tự mình tránh xa ra nếu cần thiết. Một cách rất hay để đặt ra giới hạn là hỏi người than phiền họ sẽ xử lý vấn đề như thế nào. Hoặc là họ sẽ im không nói nữa hoặc là lái câu chuyện theo hướng có ích hơn.
Kiểm soát cảm xúc
Vượt lên trên. Những kẻ khó chịu khiến bạn nổi khùng vì thái độ của họ rất phi lý. Không thể nhầm lẫn về điều này. Thái độ của họ quả thật là vô lý. Tại sao bạn lại để tình cảm của mình bị họ ảnh hưởng và bị dính vào mọi chuyện?
Họ càng phi lý và sai lầm chừng nào thì bạn càng dễ thoát khỏi bẫy của họ. Đừng để dính líu gì với họ về mặt cảm tính và làm sao cho cách cư xử của bạn với họ giống như là đang làm một công trình khoa học: logic và khó có thể bắt bẻ.
Đừng tập trung vào vấn đề mà chỉ nên tập trung vào giải pháp.
Giữ khoảng cách về mặt cảm tính cần sự ý thức. Bạn không thể giữ cho người ta không khiêu khích bạn nếu bạn không ý thức được rằng họ đang khiêu khích. Đôi khi những gì bạn cần làm là mỉm cười và "bơ" đi.
Bạn tập trung sự chú ý vào đâu sẽ quyết định trạng thái tâm lý của bạn. Khi bạn cứ mãi bận tâm về vấn đề mà bạn đang gặp phải thì bạn sẽ tạo ra cho mình tâm lý tiêu cực và áp lực kéo dài. Khi dính đến những kẻ khó chịu, nếu bạn cứ chăm chăm nhìn vào việc họ đang "nổi điên" và khiến bạn bực mình, như vậy sẽ chỉ giúp cho họ có lợi thế so với bạn.
Thay vào đó hãy tập trung vào việc bạn sẽ làm gì để xử lý vấn đề. Điều này giúp bạn ứng xử hiệu quả hơn do kiểm soát được tình hình.
Theo GenK