Từ khi có Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về “phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh trong vùng đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, triển khai các chương trình giải pháp phát triển sản xuất, mang lại hiệu hiệu quả thiết thực.

{keywords}
Một góc Hậu Giang

Xác định, nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế của đất nước trong những năm tới. Do vậy, nông nghiệp cần được nhìn nhận và phát triển theo hướng chuyển từ theo đuổi, phát triển theo từng địa giới hành chính sang hướng liên kết liên địa phương, liên vùng; kiến tạo không gian kinh tế mở, như một thực thể hoàn chỉnh, từ không gian kinh tế đó, tạo được động lực, môi trường phát triển hài hòa, liên kết chặt chẽ của “tam giác phát triển” nhà nước - thị trường - xã hội.

Trên tinh thần đó, ngành nông nghiệp các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải lan tỏa tinh thần, tư duy để thực hiện các mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu. Đã đến lúc Đồng bằng sông Cửu Long phải tự tin vượt qua khó khăn để trở thành hình mẫu là đồng bằng thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần quan tâm phát triển nông nghiệp sinh thái, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Trong phát triển nông nghiệp không đánh đổi môi trường sống, ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải năng động, linh hoạt, thích ứng với điều kiện bình thường mới, nhất là trong tư tưởng chỉ đạo thực hiện sản xuất. Đồng bằng sông Cửu Long phải phát triển có hiệu quả kinh tế nông thôn, tạo được công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, việc này có thể thực hiện thông qua việc thành lập, củng cố hoạt động của các hợp tác xã.

Diệu Thúy