Ông Trần Minh Sơn, Trưởng văn phòng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 cho biết, Đề án 345 xác định 05 mục tiêu cụ thể gồm, thứ nhất là hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Thứ hai là vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất; giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu;

Thứ ba là thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc;
 Thứ tư là ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
 Thứ năm là xây dựng và duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp; triển khai các giải pháp xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

W-ho-tro-phap-ly-2-2.jpg

Một trong những giải pháp đầu tiên đặt ra là nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật, trong đó, bên cạnh việc truyền thông thì cần lồng ghép hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với thúc đẩy doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Với giải pháp triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, ông Trần Minh Sơn nhấn mạnh, cần phải tăng cường tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

 TNgoài ra, cần tăng cường xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đánh giá, kiểm tra, khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và xây dựng, phát triển hệ sinh thái hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Theo ông Sơn, Chính phủ khuyến khích Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, luật gia, luật sư và các tổ chức, cá nhân chủ động tham gia thực hiện Đề án.

Trước đó, bàn về giải pháp rút kinh nghiệm từ công tác hỗ trợ pháp lý trước đây, 

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, nhận thức về pháp luật của một bộ phận các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng còn chưa cao, chưa đồng bộ nên hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật về lĩnh vực Xây dựng, Bộ Xây dựng đã thường xuyên giải đáp, hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.

Bộ cũng gặp khó khăn về nguồn lực con người. Các cán bộ, công chức thực hiện công tác pháp chế nói chung và công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng còn hạn chế về số lượng, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức thực hiện công tác pháp chế ở các Cục, Vụ trực thuộc Bộ; phần lớn đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách về công tác pháp chế nên việc triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Vì thế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan cần xây dựng cơ chế để bổ sung biên chế, kinh phí cho các tổ chức pháp chế bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác pháp chế trong đó có công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Vấn đề nguồn lực kinh phí và nguồn lực con người làm tư vấn hỗ trợ pháp lý cũng được nhiều tỉnh, thành phản ánh. Trong khi đó, nhận thức chung của doanh nghiệp vẫn hạn chế.

Vì vậy thời gian tới, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước như đề án 345 đưa ra, cần nhất sự chủ động tích cực từ chính các doanh nghiệp trong việc tự nâng cao kiến thức pháp luật của mình.

Thu Huyền và nhóm PV, BTV