- BHXH Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị thanh tra phòng khám đa khoa (PKĐK) Tâm Đức, tỉnh Bình Phước.
Theo báo cáo của BHXH tỉnh Bình Phước cho thấy phòng khám này có một số nội dung thực hiện chưa đúng quy định. Cụ thể:
Phòng khám không đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động là PKĐK: Năm 2016, phòng khám có 13 bác sĩ đăng ký hành nghề KCB, trong đó chỉ có 5 bác sĩ đăng ký hành nghề KCB toàn thời gian (cơ hữu), bằng 38% tổng số bác sĩ đăng ký hành nghề tại phòng khám. Tỉ lệ này không đủ để được cấp “Giấy phép hoạt động PKĐK” theo quy định.
Phòng khám không đủ điều kiện là cơ sở đăng ký KCB BHYT ban đầu: Năm 2017, phòng khám không có bác sĩ chuyên khoa ngoại đăng ký hành nghề KCB tại đó, mà phân công bác sĩ đa khoa thực hiện KCB về ngoại khoa.
Các bác sĩ đăng ký hành nghề KCB ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ tại phòng khám chỉ ghi chung thời gian là “Ngoài giờ, ngày ra trực, thứ 7, chủ nhật”, mà không ghi cụ thể từ giờ nào đến giờ nào trong ngày và ngày nào trong tuần.
Trong thực hiện KCB về chuyên khoa Y học cổ truyền: Phòng khám có 1 bác sĩ đăng ký hành nghề KCB “ngoài giờ hành chính, ngày ra trực, thứ 7, chủ nhật”; tuy nhiên bác sĩ này đã thực hiện ký toàn bộ hồ sơ KCB đối với người bệnh đến KCB trong giờ hành chính do các bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề KCB tại đó chỉ định và thực hiện. Đồng thời, phòng khám sử dụng y sĩ đa khoa để KCB về y học cổ truyền là trái với quy định của luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Phòng khám không được cấp phép hoạt động KCB về chuyên khoa Phục hồi chức năng, nhưng Sở Y tế vẫn phê duyệt cho thực hiện một số DVKT phục hồi chức năng, không đúng quy định.
Phòng khám thực hiện miễn cùng chi trả cho người bệnh đến KCB BHYT, nhằm thu hút người có thẻ BHYT đến KCB, tạo nhu cầu KCB giả tạo; nhiều người không có nhu cầu đi KCB nhưng do đến KCB không mất tiền nên đã tranh thủ đến KCB để kiểm tra sức khỏe.
BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức thanh tra việc KCB BHYT tại PKĐK Tâm Đức.
Siêu cao thủ trục lợi BHYT: 4 tháng đi khám 123 lần
4 tháng đầu năm, BHXH phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên. Có người khám 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.
Trục lợi quỹ BHYT: 7 tháng khám bệnh 300 lần
Qua giám định, kiểm tra bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội đã phát hiện có người đi khám bệnh 300 lần trong vòng hơn 7 tháng.
Siết chi BHYT không ảnh hưởng quyền lợi người bệnh
Việc siết chi không ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh vì các trường hợp cần thiết vẫn được BHYT chi trả.
Trần Thường