VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ GTVT) và đồng phạm vì đã tạo điều kiện, dẫn đến hậu quả để Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”) và đồng phạm thực hiện hành vi gian dối, chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng.

Trong vụ án này, một số cá nhân khác có liên quan, nhưng chưa đến mức phải xem xét, xử lý về hình sự, VKSND Tối cao đề nghị xử lý hành chính nghiêm khắc.

{keywords}
Đinh Ngọc Hệ (trái) và ông Đinh La Thăng

Cụ thể, thành viên Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương gồm các ông La Văn Thịnh (Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính), Hồ Hữu Hòa (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GTVT), Nguyễn Văn Bốn (Cục trưởng Cục bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp), Nguyễn Xuân Cường (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

Theo cáo trạng, các cá nhân trên không nhận được báo cáo của Tổ thường trực giúp việc về việc báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ năng lực của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An; không được Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá mời họp để đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An.

Ông Thịnh, Hòa có ký vào Biên bản đấu giá ngày 15/11/2013. Tuy nhiên, do quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương là tài sản đường bộ mang tính chất chuyên ngành, đặc thù, theo đó Bộ GTVT là cơ quan chủ trì, thực hiện việc chuyển giao quyền thu phí theo chủ trương của Chính phủ.

Xét thấy, ông Thịnh và ông Hòa ký vào biên bản đấu giá chỉ mang tính thủ tục, vì vậy CQĐT không xử lý về hình sự là phù hợp, nhưng VKSND Tối cao đề nghị cơ quan chủ quản xử lý hành chính nghiêm khắc.

Thành viên Tổ thường trực giúp việc Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương gồm ông Lê Trung Khê (chuyên viên Vụ Tài chính Tổng cục Đường bộ Việt Nam), các bà Phạm Thị Tuyết (chuyên viên Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính), Trần Thị Vân Anh (chuyên viên Vụ pháp chế, Bộ GTVT) và ông Trần Ngọc Quốc Khanh (chuyên viên Phòng tài chính kế toán, Tổng Công ty Cửu Long).

Kết quả điều tra cho thấy, các cá nhân trên đã ký vào biên bản họp Tổ thường trực giúp việc Hội đồng bán đấu giá lần thứ nhất vào tháng 11/2013, về việc đánh giá hồ sơ tham dự đấu giá của Công ty Yên Khánh, nhưng thực tế không tham gia cuộc họp của Tổ thường trực giúp việc để đánh giá năng lực tài chính của 2 công ty trên.

Tuy nhiên, trước khi ký biên bản, họ được bị can Dương Thị Trâm Anh (cựu Phó TGĐ Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long) điện thoại thông báo vì thời gian gấp, yêu cầu ký để hoàn thiện thủ tục trình Hội đồng bán đấu giá cho kịp tiến độ.

Cáo trạng cho rằng, cá nhân này khi thực hiện không có động cơ vụ lợi. Do đó, CQĐT không xử lý về hình sự là phù hợp, nhưng cơ quan chủ quản cần phải xử lý hành chính nghiêm khắc.

Út “trọc” qua mặt cán bộ

Đối với bà Phạm Vũ Ánh Minh và ông Võ Thành Việt, là Phó Chủ tịch UBND phường 2, quận 4, TP.HCM, ngày 1/11/2013 đã có hành vi ký chứng thực bản sao đúng với bản chính trên bản sao Báo cáo tài chính đã có xác nhận của đơn vị kiểm toán của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An.

Tuy nhiên, khi ký bà Minh và ông Việt tin tưởng vào bộ phận tiếp nhận, trả hồ sơ của UBND phường đã kiểm tra, đối chiếu hồ sơ xin chứng thực của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An.

Hai ông bà này không biết hành vi gian dối của Út “trọc” khi chứng thực các tài liệu này để dùng vào mục đích tham gia đấu giá quyền thu phí đường cao tố TP.HCM - Trung Lương.

Do đó, CQĐT Bộ Công an không xử lý về hình sự là phù hợp, nhưng VKSND Tối cao cho rằng, cần xử lý hành chính nghiêm khắc đối với bà Ánh, ông Việt.

Không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự ông Nguyễn Văn Thể trong vụ Út 'trọc'

Không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự ông Nguyễn Văn Thể trong vụ Út 'trọc'

Cùng với việc truy tố ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ GTVT), VKSND Tối cao cũng cho rằng, không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Văn Thể (Bộ trưởng Bộ GTVT).

T.Nhung