Theo GS. Vũ Văn Yêm, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Đề án thu hút, tuyển dụng giảng viên xuất sắc được xây dựng cho lộ trình 2021-2025.

Đây sẽ là một giải pháp đột phá để thu hút giảng viên, học giả xuất sắc trong nước và quốc tế đến nghiên cứu, làm việc, từ đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, đưa Bách khoa phát triển thành một đại học nghiên cứu đa lĩnh vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, một trung tâm sáng tạo công nghệ xuất sắc của khu vực.

{keywords}

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bắt đầu tuyển dụng giảng viên trẻ xuất sắc

Đề án đặt ra mục tiêu tuyển dụng được khoảng 30 giảng viên xuất sắc, ưu tiên các nhóm ngành Điện - Điện tử, Cơ khí - Hàng không - Chế tạo, Toán ứng dụng và Tin học, Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin, Hóa - Sinh học - Thực phẩm - Môi trường, Vật liệu, Vật lý và Năng lượng.

Đối tượng thu hút là giảng viên trẻ xuất sắc có tuổi dưới 40, là tác giả chính của một công bố đăng trong tạp chí Nature hoặc Science hoặc tối thiểu 5 công bố ISI/Scopus, trong đó ít nhất 2 công bố thuộc nhóm tạp chí Q1 hoặc Conference Rank A* uy tín trong lĩnh vực chuyên ngành phù hợp, với tổng số trích dẫn tối thiểu đạt 300 hoặc chỉ số H-index toàn bộ tối thiểu là 10; hoặc đã có tối thiểu 1 phát minh sáng chế hoặc 0 giải pháp hữu ích và đã chủ trì cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ hoặc chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, đề án cũng hướng tới các ứng viên là nhà khoa học uy tín (Giáo sư, Phó giáo sư,…) có kinh nghiệm dẫn dắt nhóm nghiên cứu, kinh nghiệm giảng dạy theo định hướng quốc tế hóa tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước.

“Những giảng viên xuất sắc khi về công tác sẽ được đảm bảo thu nhập cạnh tranh, có cơ hội thể hiện và phát triển năng lực giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài ra, các giảng viên này cũng sẽ được tài trợ kinh phí để thực hiện một đề tài trọng điểm với mức kinh phí từ 200 - 500 triệu đồng/năm”, GS. Vũ Văn Yêm thông tin.

Hiện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang có 1.100 giảng viên. Khoảng 60% trong số đó là những giảng viên trẻ, tốt nghiệp tiến sỹ ở nước ngoài về.

Thúy Nga

Chính thức triển khai Đề án 89, cử giảng viên học tiến sĩ bằng ngân sách

Chính thức triển khai Đề án 89, cử giảng viên học tiến sĩ bằng ngân sách

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, cơ sở cử giảng viên đi đào tạo theo Đề án 89 có trách nhiệm thu hồi học bổng và chi phí đào tạo đã cấp khi người được cử đi đào tạo vi phạm quy định.  

Giảng viên đào tạo trình độ tiến sĩ phải có năng lực nghiên cứu tốt

Giảng viên đào tạo trình độ tiến sĩ phải có năng lực nghiên cứu tốt

Thông tư của Bộ GD-ĐT quy định, giảng viên đào tạo trình độ tiến sĩ cần có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt; có đủ người hướng dẫn đảm bảo tối đa 7 nghiên cứu sinh/giáo sư.

Dự kiến đào tạo 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ

Dự kiến đào tạo 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ

Trong 10 năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.