Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Trong đó, thông tư đưa ra quy định cụ thể về những yêu cầu tối thiểu như số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ để tổ chức giảng dạy và hỗ trợ người học nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Cụ thể, đối với giảng viên giảng dạy chương trình đại học, giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 yêu cầu phải có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên.

Đội ngũ giảng viên cần có ít nhất 1 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; có ít nhất 5 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy.

Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo cần có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.

Đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ cần phải có trình độ tiến sĩ; trong đó có ít nhất 5 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, có một giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

Đội ngũ giảng viên phải có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần của chương trình; đồng thời có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối đa 5 học viên trên một người hướng dẫn.

Đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ, giảng viên cần có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư; hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt.

Đội ngũ này có ít nhất 1 giáo sư (hoặc 2 phó giáo sư) ngành phù hợp và 3 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu; có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối đa 7 nghiên cứu sinh/giáo sư, 5 nghiên cứu sinh/phó giáo sư và 3 nghiên cứu sinh/tiến sĩ.

{keywords}

Giảng viên đào tạo trình độ tiến sĩ cần có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt.

Ngoài yêu cầu về đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ, thông tư cũng quy định, cơ sở đào tạo cần đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm, công nghệ thông tin, thư viện, học liệu, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo, để giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực đào tạo.

Việc mở các chương trình đào tạo mới tại các cơ sở đào tạo phải thực hiện theo những quy định này. Bộ sẽ chủ quản chịu trách nhiệm lựa chọn cơ quan, đơn vị có uy tín, ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực đào tạo liên quan, có năng lực và kinh nghiệm trong phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo để giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo của từng khối ngành.

Chuẩn chương trình đào tạo sẽ được rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ ít nhất một lần trong 5 năm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD-ĐT sẽ quyết định rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình.

Thúy Nga

Bộ GD-ĐT công bố chuẩn chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ

Bộ GD-ĐT công bố chuẩn chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ

Theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo đối với các trình độ giáo dục đại học do Bộ GD-ĐT ban hành, khối lượng học tập tối thiểu với cử nhân là 120 tín chỉ, thạc sĩ là 60 tín chỉ nếu trình độ đại học cùng nhóm ngành.

Bộ GD-ĐT làm hệ thống tra cứu bằng cấp từ phổ thông đến tiến sĩ

Bộ GD-ĐT làm hệ thống tra cứu bằng cấp từ phổ thông đến tiến sĩ

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các trường đại học, học viện và các Sở GD-ĐT yêu cầu cập nhật dữ liệu lên hệ thống tra cứu văn bằng, chứng chỉ.

Sau những đề án nghìn tỷ, Đề án 89 cử giảng viên học tiến sĩ có gì mới?

Sau những đề án nghìn tỷ, Đề án 89 cử giảng viên học tiến sĩ có gì mới?

Trước Đề án 89, trong vòng 20 năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT từng chủ trì thực hiện 2 đề án đào tạo nhân lực trình độ tiến sĩ và thạc sĩ có kinh phí nhiều nghìn tỉ đồng.